Tại sao việc FED duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn không hẳn là một tin xấu?
Với một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và thị trường chứng khoán dù có biến động vẫn hoạt động khá tốt, khó có thể tin rằng lãi suất cao hơn đang có tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
- 25-04-2024Vàng thế giới có phiên giảm sâu nhất trong hơn một năm liệu có phải bước “lấy đà” cho một kỷ lục mới?
- 25-04-2024Những vỉa vàng phơi mình trong băng tuyết ở nơi "tận cùng thế giới": Tưởng như trong tầm tay nhưng lại xa tận chân trời, có thể phải đánh đổi cả tính mạng vì cái lạnh chết người -50 độ C
- 24-04-2024Mất mốc 155 yên đổi 1 USD, đồng tiền Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong 34 năm
Điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà hoạch định chính sách giữ nguyên lãi suất suốt năm 2024 mà không cắt giảm? Và liệu có vấn đề gì nảy sinh nếu lãi suất duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn không? Đó là một câu hỏi khiến cả Phố Wall và Phố chính (Main Street) lo lắng.
Quan điểm lãi suất “cao hơn trong thời gian dài hơn” không phải là điều mà các nhà đầu tư mong đợi hồi đầu năm 2024. Nhưng đó là điều họ phải sắp phải đối diện, vì lạm phát tỏ ra cứng đầu hơn dự kiến. Tỷ lệ lạm phát dao động quanh mức 3%, vẫn còn cao hơn so với mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Những tuyên bố gần đây của Chủ tịch FED Jerome Powell và các nhà hoạch định chính sách khác đã củng cố quan điểm rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ không diễn ra trong vài tháng tới. Thậm chí, nhiều đồn đoán cho rằng FED có khả năng tăng lãi suất thêm một hoặc hai đợt nữa nếu lạm phát không giảm thêm.
Chiến lược gia trưởng toàn cầu Quincy Krosby tại LPL Financial cho rằng câu trả lời sẽ sớm xuất hiện khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh nóng dần lên. Các lãnh đạo công ty sẽ cung cấp những thông tin chi tiết quan trọng ngoài doanh thu và lợi nhuận, bao gồm tác động của lãi suất đến tỷ suất lợi nhuận và hành vi của người tiêu dùng.
Nếu các công ty phải bắt đầu cắt giảm chi phí, dẫn đến việc sa thải trên thị trường lao động, thì đây chính là con đường dẫn đến những vấn đề tiềm ẩn của lãi suất cao.
Nhưng thị trường tài chính vẫn đứng vững trong bối cảnh lãi suất cao. Chỉ số vốn hoá lớn vẫn tăng 6,3% từ đầu năm đến nay và cao hơn 23% so với mức thấp cuối tháng 10/2023, khi FED giữ nguyên mức lãi suất cao nhất 23 năm.
Lãi suất cao hơn có thể là một tín hiệu tốt
Lịch sử từng kể nhiều câu chuyện khác nhau về hậu quả đối với cả thị trường và nền kinh tế từ quan điểm diều hâu của FED.
Lãi suất cao nhìn chung là một điều tốt, miễn là chúng gắn liền với tăng trưởng. Giai đoạn gần nhất mà lãi suất cao không phải tín hiệu tốt là khi Chủ tịch FED Paul Volcker muốn chặn đứng lạm phát bằng những đợt tăng lãi suất mạnh mẽ, chủ đích đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Hiếm khi nào FED cắt giảm lãi suất trong các giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ như hiện tại. GDP của Mỹ dự kiến sẽ tăng 2,4% trong quý 1/2024, ghi dấu quý thứ 7 liên tiếp tăng trưởng trên 2%.
Trong nhiều thập kỷ qua, lãi suất cao hơn không liên quan đến suy thoái kinh tế.
Ngược lại, các chủ tịch FED thường bị chỉ trích vì giữ lãi suất quá thấp trong thời gian dài, dẫn đến bong bóng dot-com và thị trường dưới chuẩn sụp đổ, gây ra hai trong số ba cuộc suy thoái thế kỷ. Lãi suất chuẩn của FED cũng chỉ ở mức 1% khi xảy ra suy thoái do đại dịch Covid gây ra.
Chiến lược gia trưởng toàn cầu David Kelly tại J.P. Morgan Asset Management cho biết: “Tôi nghĩ rằng chính sách tiền tệ tích cực không thực sự tác động đến nền kinh tế nhiều như FED nghĩ”.
Ông Kelly chỉ ra rằng trong 11 năm hoạt động giữa cuộc khủng hoảng tài chính và đại dịch Covid, FED đã cố gắng dùng chính sách tiền tệ để đưa lạm phát lên 2% nhưng bất thành. Trong năm qua, tỷ lệ lạm phát giảm xuống trùng hợp với chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Ông Kelly nghi rằng FED có liên quan nhiều đến điều này.
Các nhà kinh tế khác cũng đưa ra một phân tích tương tự. Vấn đề chính mà chính sách tiền tệ hướng tới đó là nhu cầu, thì nhu cầu vẫn mạnh mẽ. Trong khi vấn đề nguồn cung năm ngoài tầm ảnh hưởng của lãi suất lại là động lực chính khiến lạm phát giảm tốc.
Chiến lược gia Kelly cho biết lãi suất đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính. Do đó, lãi suất có thể ảnh hưởng đến các điều kiện kinh tế.
“Lãi suất quá cao hoặc quá thấp làm biến dạng thị trường tài chính. Điều đó cuối cùng làm suy yếu năng lực sản xuất của nền kinh tế trong thời gian dài và có thể dẫn đến bong bóng, gây bất ổn cho nền kinh tế”, ông nói.
Ông nói thêm: “Tôi nghĩ rằng FED không đặt mức lãi suất sai cho nền kinh tế. Tôi thực sự nghĩ rằng lãi suất quá cao đối với thị trường tài chính và họ phải cố gắng trở lại mức bình thường và duy trì mức đó”.
Lộ trình “cao hơn trong thời gian dài hơn”
Về vấn đề chính sách, chiến lược gia Kelly cho biết điều đó sẽ dẫn đến việc cắt giảm lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong năm nay và năm sau, đưa lãi suất chuẩn xuống khoản 3,75% - 4%. Mức này gần giống với dự đoán lãi suất ở mức 3,9% vào cuối năm 2025 mà thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã dự đoán trong biểu đồ chấm “dot-plot” của họ.
Trong khi Kelly đang ủng hộ việc “bình thường hóa dần dần chính sách”, ông thực sự nghĩ rằng nền kinh tế và thị trường có thể chịu được mức lãi suất cao hơn trong một thời gian dài.
Vị chiến lược gia đự đoán mức lãi suất “trung lập” 2,6% của FED là không thực tế. Goldman Sachs gần đây cũng phát biểu rằng lãi suất trung lập (không mang tính kích thích hay kìm hãm) có thể lên tới 3,5%. Chủ tịch FED Cleveland - Loretta Mester gần đây cho biết có thể lãi suất trung lập dài hạn sẽ cao hơn.
Điều đó để lại kỳ vọng rằng chính sách của FED sẽ nghiêng về việc cắt giảm lãi suất, nhưng sẽ không quay về mức gần bằng 0 như những năm sau khủng hoảng tài chính.
Vấn đề chi tiêu của chính phủ
Tuy nhiên, một điều thay đổi đáng kể trong nhiều thập kỷ là tình trạng tài chính công.
Nợ công của Mỹ đã tăng gần 50% kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, ở mức 34,6 nghìn tỷ USD. Chính phủ liên bang có khả năng thâm hụt ngân sách 2.000 tỷ USD trong năm tài chính 2024, với các khoản thanh toán lãi vay ròng vì lãi suất cao mà trên đà vượt 800 tỷ USD.
Tuy nhiên, lãi suất cao đã bắt đầu ảnh hưởng đến người tiêu dùng, ngay cả khi doanh số bán hàng vẫn ổn định. Theo dữ liệu của FED, tỷ lệ nợ quá hạn thẻ tín dụng đã tăng lên 3,1% vào cuối năm 2023, mức cao nhất trong 12 năm.
Chuyên gia kinh tế cấp cao về nước Mỹ Troy Ludtka tại SMBC Nikko Securities America cho biết rằng FED có thể chưa cần cắt giảm ngay trước mắt, nhưng đến một lúc nào đó cũng sẽ phải hạ lãi suất. Vì mức lãi suất cao đang đè bẹp những người Mỹ thu nhập thấp, mà họ lại chiếm phần đa dân số.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyện của FED
Xem tất cả >>- Một khi Fed cắt giảm lãi suất lần 2, tài sản nóng nhất nhì năm nay dự đoán tăng chứ không giảm: Cái tên này quá quen thuộc
- Thị trường ‘nín thở’ chờ cuộc họp chính sách của Fed trong tuần này: Câu hỏi gây tranh cãi về quyết định cắt giảm lãi suất sẽ sớm sáng tỏ
- Quan chức Fed bác bỏ khả năng suy thoái, dự báo cắt giảm lãi suất vào cuối năm
- Fed sẽ không cắt giảm lãi suất khẩn cấp’: 5 chuyên gia thị trường đồng loạt lên tiếng phân tích giữa đồn đoán
- Số liệu việc làm Mỹ tháng 7 thấp bất ngờ, tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh gần 3 năm, Dow Jones lập tức giảm 500 điểm: Fed liệu có ‘chậm chân’ trong quyết định cắt giảm lãi suất?