Tấm biển "Cố lên Vũ Hán", "Hãy quay lại sớm nhé",... và nỗi khổ của ngành du lịch, bán lẻ giữa dịch coronavirus
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) đã gây ra một cú shock lớn về kinh tế đối với các nước Thái Lan, Nhật Bản và Ý, vốn phụ thuộc nhiều vào lượng du khách đến từ Trung Quốc.
- 11-02-2020The Guardian: Không phải nền kinh tế châu Á nào, đây mới là quốc gia có khả năng thiệt hại lớn nhất vì "thiên nga đen" coronavirus
- 11-02-2020GDP có thể giảm 0,37 điểm % trong trường hợp lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giảm 75% trong 3 tháng tới
- 11-02-2020Bloomberg: Biểu đồ trực quan về tác động kinh tế toàn cầu đến từng ngành, từng khu vực của coronavirus
Tháng 2 là mùa du lịch cao điểm ở Thái Lan, những con hẻm của các khu chợ thường sẽ rất đông khách. Vào hầu hết các buổi tối, du khách sẽ phải len lỏi qua một đám đông chen chúc mới có thể để đến được gian hàng lưu niệm của Yanakawee Srialam ở chợ đêm khu vực Ratchada Bangkok (Train Night Market – Ratchada)
Nhưng khách du lịch Trung Quốc - chiếm phần lớn lượng khách hàng mỗi ngày của Srialam - đã không còn xuất hiện. Các mặt hàng bán chạy nhất của anh hiện nay lại là khẩu trang dùng một lần, vượt qua cả doanh số bán đồ lưu niệm như là miếng nam châm gắn tủ lạnh có hình lưu niệm Thái Lan.
Hiện nay, chính phủ Trung Quốc đã cho ngừng hoạt động tất cả các tour du lịch nước ngoài để nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời khuyến khích người dân không nên đi du lịch nước ngoài.
Các hãng hàng không quốc tế đã tạm dừng hàng chục ngàn chuyến đi đến Trung Quốc, cũng như những chuyến xuất phát từ Trung Quốc đại lục. Đối với các quốc gia như Thái Lan - nơi có ngành du lịch phụ thuộc chủ yếu vào khách du lịch Trung Quốc - thì đó là một tổn thất rất lớn.
Số lượng khách du lịch đã giảm mạnh, với các dịch vụ phòng khách sạn và hướng dẫn du lịch bị hủy bỏ. Mới đây hiệp hội hướng dẫn viên chuyên nghiệp trên đảo nghỉ mát Phuket cho biết, hiện có 3.000 hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Trung đã thất nghiệp và cần hỗ trợ về tài chính.
Vào năm ngoái, có khoảng 11 triệu người Trung Quốc đã đến du lịch tại Thái Lan, nhưng các chuyên gia dự kiến rằng nó sẽ giảm khoảng 2 triệu trong năm nay.
Tại chợ đêm Ratchada Train Bangkok, các chủ gian hàng đang nóng lòng hy vọng rằng việc kinh doanh sẽ sớm được phục hồi. "Ngành du lịch của chúng tôi phụ thuộc phần lớn vào lượng khách người Trung Quốc", Srialam nói, thu nhập của anh bị giảm tới 70%.
Các trường hợp được xác nhận nhiễm Coronavirus
Với thị trường thực phẩm, Kittisuk Wongtaraloesakul nói rằng ông đã buộc phải cắt giảm giờ làm của một số nhân viên và hai nhân viên của ông đã xin nghỉ việc. "Lượng khách hàng đã giảm tới 10 lần", ông nói. "Tôi chỉ có thể cầm cự một tháng nữa với tình hình này. Giờ tôi chỉ mong hòa vốn để duy trì cửa hàng của mình".
Còn Paomaemloie, gian hàng của anh ấy phục vụ các món xào và món soup sườn heo núi lửa nổi tiếng, đặc biệt được ưa chuộng với khách hàng Trung Quốc, nhưng những tuần gần đây thì rất vắng khách.
Sự bùng phát dịch đã tàn phá ngành công nghiệp du lịch toàn cầu, nhất là bởi vì nó ngày càng trở nên phụ thuộc vào du khách Trung Quốc. Số người Trung Quốc du lịch nước ngoài đã tăng mạnh, lên đến 150 triệu lượt khách vào năm 2018, do đó rất nhiều nơi dành cho họ các gói ưu đãi đặc biệt.
Chợ đêm Ratchada Train vào tháng 2 năm 2018, khi còn đông đúc, nhộn nhịp.
Federalberghi - Hiệp hội khách sạn quốc gia của Ý cho biết nước này là điểm đến phổ biến nhất đối với du khách Trung Quốc khi đến châu Âu với 3,5 triệu lượt khách vào năm 2019 - có thể tổn thất hàng tỷ Euro khi khách du lịch Trung Quốc hủy đặt phòng khách sạn vì lệnh cấm bay. Ignazio Visco, giám đốc của Ngân hàng Ý cũng cho rằng sự bùng phát của Coronavirus có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế vốn đã yếu của đất nước.
Kể từ khi thành phố bị lũ lụt vào tháng 11, số lượng khách đặt phòng du lịch đến Venice đã bị giảm 30% so với năm ngoái trước lễ hội Canival hàng năm.
Bộ ngoại giao Anh đã khuyên các công dân Anh rời khỏi Trung Quốc nếu có thể. Họ cũng cảnh báo rằng những công dân du lịch từ Hồng Kông, Nhật Bản, Ma Cao, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Thái Lan bị các triệu chứng ho, sốt hoặc khó thở trong vòng 14 ngày sau khi trở về Vương quốc Anh nên liên hệ ngay với dịch vụ Y tế quốc gia qua điện thoại.
Bernabò Bocca, chủ tịch hiệp hội khách sạn Venice cho biết nếu dich bệnh gây ra bởi coronavirus khiến cho người Mỹ hạn chế đi du lịch, điều đó sẽ gây thiệt hại lớn cho nước Ý, có thể lên tới 4,5 tỷ EUR.
Trong lúc đó, hàng ngàn người vẫn đang bị mắc kẹt trong khu vực cách ly ngoài khơi Nhật Bản trên một chiếc tàu du lịch sang trọng có tên là Diamond Princess . Hành khách được giới hạn trong cabin của họ để ngăn chặn sự lây lan của virus. Theo báo cáo, cho đến nay đã có 136 người bị nhiễm bệnh.
Một khách du lịch đeo khẩu trang ở Venice. Ảnh: Manuel Silvestri / Reuters
Hậu quả của sự bùng phát dịch bệnh lên ngành công nghiệp du lịch toàn cầu vẫn chưa được thống kê rõ ràng, nhưng dự kiến Thái Lan , Nhật Bản và các điểm đến lân cận khác sẽ là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các nhà quan chức cảnh báo rằng dịch bệnh rất có khả năng bùng phát ở một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan.
Ở Bangkok, gel ngăn ngừa vi khuẩn được cung cấp trong các cửa hàng, đồng thời trong những trung tâm lớn đã bắt đầu đo thân nhiệt của khách hàng. Nhiều người dân đã có ý thức đeo khẩu trang do ô nhiễm môi trường, nhưng giờ đây ý thức đeo khẩu trang của người dân đã cao hơn rất nhiều. Bộ trưởng Y tế Thái Lan, Anutin Charnvirakul, còn cho biết rằng khách du lịch "farang", một thuật ngữ ám chỉ khách du lịch phương Tây, sẽ bị đuổi khỏi đất nước nếu họ không đeo khẩu trang.
Tại chợ Ratchada, Radek Slepowronski và Margaret Ciszkowska, đến từ Ba Lan, cho biết họ đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Ciszkowska cho biết, "Ở những nơi đông người, trên máy bay, xe buýt, chúng tôi đeo khẩu trang, chúng tôi rửa tay, chúng tôi khử trùng. Nhưng chúng tôi không sợ dịch bệnh", Slepowronski nói thêm.
Đối với những người khác, những người đã đi du lịch về từ Nhật Bản, Hong Kong hoặc những người không thể trở về Trung Quốc, họ cảm thấy Thái Lan là một nơi an toàn. Anthony James, đến từ Anh nhưng đã sống 9 năm ở Vũ Hán, trung tâm của dịch bệnh, đã rời thành phố để đi du lịch ngay trước khi thành phố bị phong tỏa. Anh ấy đến nay không có bất kỳ triệu chứng nào.
"Tôi cảm thấy an toàn hơn rất nhiều khi ở đây. Số lượng ca dương tính ở đây ít hơn nhiều so với nơi tôi ở", anh nói.
Một số ít du khách phương Tây đến thăm quan, mua sắm ở những khu chợ là niềm an ủi nhỏ đối với các chủ quán. "Cũng có một vài người khách phương Tây ghé thăm, nhưng người phương Tây thường không mua nhiều", Srialam nói, "Thật khó để bán hàng cho họ, họ mặc cả rất giỏi". Anh cho rằng khách du lịch Trung Quốc là khách hàng tiềm năng nhất.
Tại gian hàng thực phẩm của Wongtaraloesakul, một tấm biển có ghi dòng chữ "jiayou Zhongguo, jiayou Wuhan – 加油中国,加油武汉", có nghĩa là "Cố lên Trung Quốc, cố lên Vũ Hán". Thông điệp của anh ấy là mong Trung Quốc sẽ sớm bình yên trở lại: "Hãy quay lại sớm nhé. Chúng tôi đang chờ các bạn".
The Guardian
- Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến từng phân khúc BĐS như thế nào?
- Dịch Covid-19 là cơ hội để mua bất động sản giá rẻ
- Đại diện CGV: "Đóng cửa rạp giống như sập nguồn hoàn toàn"
- 4 áp lực ập đến và đề xuất bất ngờ “cứu” thị trường BĐS thời dịch bệnh Covid-19
- Giám đốc Khối vận hành Golden Gate Group tiết lộ chiến lược thích nghi và việc giải quyết vấn đề lao động thời Covid-19