MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tâm điểm chú ý trong tuần tới: Thị trường Anh nóng lên, Úc và Nhật đi lùi giữa làn sóng thắt chặt tiền tệ

23-10-2022 - 21:29 PM | Tài chính - ngân hàng

Tâm điểm chú ý trong tuần tới: Thị trường Anh nóng lên, Úc và Nhật đi lùi giữa làn sóng thắt chặt tiền tệ

Những sự kiện chính trị xảy ra ở Vương quốc Anh với tốc độ quá nhanh đang khiến các nhà giao dịch phải cố gắng để theo dõi kịp, trong khi thị trường Nhật Bản lại trở thành một trong những tâm điểm gây chú ý bởi có thể can thiệp vào tỷ giá tiền yen bất cứ lúc nào.

Dự kiến Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ thực hiện một đợt tăng mạnh lãi suất nữa, trong khi các doanh nghiệp Mỹ đang lần lượt báo cáo dữ liệu thu nhập tăng, trái ngược với việc châu Âu đang phải đối mặt với yếu tố tác động trái chiều.

1 / Thị trường tài chính Anh rung lắc

Bà Liz Truss đã từ chức Thủ tướng Anh chỉ sau 6 tuần giữ chức. Lý do bởi chính phủ của bà đưa ra một chương trình kinh tế với những cải tổ mạnh mẽ làm rung chuyển thị trường và đẩy chi phí sinh hoạt của người dân Anh tăng vọt và khiến nhiều người trong đảng của bà chỉ trích.

Đảng Bảo thủ của bà Truss, tổ chức chiếm đa số trong quốc hội và không có nghĩa vụ phải triệu tập một cuộc bầu cử trong hai năm nữa, có kế hoạch chọn một nhà lãnh đạo mới vào ngày 28 tháng 10. Cựu bộ trưởng tài chính Rishi Sunak, Penny Mordaunt và cựu Thủ tướng Boris Johnson đều những ứng cử viên tiềm năng của chức Thủ tướng Vương quốc Anh.

Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt sẽ đưa ra một dự thảo ngân sách mới vào ngày 31 tháng 10. Ông phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là tìm kiếm hàng chục tỷ bảng từ việc cắt giảm chi tiêu - giữa cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt - để cứu vãn danh tiếng về tài chính của nước Anh, trong bối cảnh thị trường tiền tệ và thu nhập cố định trong tình trạng ảm đạm.

Tâm điểm chú ý trong tuần tới: Thị trường Anh nóng lên, Úc và Nhật đi lùi giữa làn sóng thắt chặt tiền tệ - Ảnh 1.

Biến động của lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kể từ khi đưa ra dự thảo "ngân sách nhỏ"

2 / Ngân hàng trung ương Nhật Bản tiếp tục "riêng một góc trời", Úc cũng giảm tốc độ thắt chặt

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ họp vào ngày 28 tháng 10 và dự kiến ​​sẽ tiếp tục giữ thái độ khác biệt so với các ngân hàng trung ương toàn cầu bằng cách duy trì lãi suất siêu thấp, mặc dù chính sách đó làm trầm trọng thêm tình trạng của đồng yen – đã liên tục lao dốc xuống mức thấp nhất 32 năm và phá vỡ ngưỡng 150 JPY/USD.

BOJ đã tiến hành mua trái phiếu khẩn cấp trong hai ngày để giữ mức lãi suất của mình, cho thấy quyết tâm cam kết nới lỏng chính sách tiền tệ.

Tại Australia, chính sách tiền tệ cũng cho thấy sự lưỡng lự của các nhà hoạch định chính sách nước này. Quyết định của Ngân hàng Dự trữ làm chậm lại tốc độ tăng lãi suất đưa ra vào tháng 10 này đã gây ngạc nhiên cho các nhà phân tích và nhà giao dịch trên toàn cầu, khiến một số người cho rằng "đỉnh" của chu kỳ thắt chặt chính sách trên toàn thế giới có thể sắp đạt.

Dữ liệu gần đây đã ủng hộ cho việc Úc giảm tốc độ thắt chặt tiền tệ, khi số việc làm taij nước này trong tháng 9 tăng rất ít. Do đó, thị trường đang hướng sự chú ý tới dữ liệu lạm phát quý 3 của Úc, sẽ được công bố vào thứ Tư (26/10) - có thể giúp xác định động thái chính sách tiếp theo của nước này.

Tâm điểm chú ý trong tuần tới: Thị trường Anh nóng lên, Úc và Nhật đi lùi giữa làn sóng thắt chặt tiền tệ - Ảnh 2.

Yen phá vỡ ngưỡng 150 JPY/USD.

3 / Châu Âu tăng mạnh lãi suất

ECB được cho là sẽ thực hiện đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ hai vào thứ Năm (27/10). Tham gia muộn vào làn sóng tăng lãi suất trên toàn cầu, ECB đã tăng tốc nâng lãi suất thêm 125 điểm phần trăm chỉ trong 2 cuộc họp, là tốc độ thắt chặt chính sách nhanh nhất được ghi nhận.

Với lạm phát khu vực đồng euro ở mức gần 10% trong khi mục tiêu của ECB chỉ là 2%, hiện tại rất ít người nghĩ rằng ngân hàng này sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất.

Trên thực tế, Chủ tịch ECB, Christine Lagarde, sẽ phải đối mặt với rất nhiều câu hỏi về việc khi nào ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu thu hẹp tỷ lệ sở hữu trái phiếu trong giai đoạn thắt chặt tiếp theo. Các nhà hoạch định chính sách cũng được cho là sắp đạt được thỏa thuận thay đổi các quy tắc quản lý các khoản cho vay đối với các ngân hàng được hưởng lợi từ việc lãi suất tăng đột biến.

Tâm điểm chú ý trong tuần tới: Thị trường Anh nóng lên, Úc và Nhật đi lùi giữa làn sóng thắt chặt tiền tệ - Ảnh 3.

ECB được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất.

4 / Kết quả doanh thu ở Mỹ đầy hy vọng

Hơn 300 công ty thuộc S&P 500 sẽ báo cáo kết quả kinh doanh trong hai tuần tới khi mùa báo cáo thu nhập quý III của Mỹ nóng lên. Các báo cáo từ các công ty như Goldman Sachs, Lockheed Martin, Bank of America và Netflix đã làm nức lòng những nhà đầu tư vào cổ phiếu của các công ty này.

Tuy nhiên, theo Refinitiv, tăng trưởng tổng vốn hóa của S&P 500 dự kiến ​​chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Đó sẽ là hiệu suất tồi tệ nhất trong hai năm và thấp hơn mức kỳ vọng vào đầu tháng 10 là tăng 4,5%.

Tăng trưởng lợi nhuận giảm sút sẽ loại bỏ một trụ cột quan trọng đã từng giúp bảo vệ thị trường chứng khoán Mỹ khỏi những đợt sụt giảm nghiêm trọng. Trong số các công ty sẽ báo cáo kết quả trong tuần tới có bốn công ty lớn nhất ở Mỹ theo giá trị thị trường: Apple, Microsoft, Alphabet và Amazon.

Tâm điểm chú ý trong tuần tới: Thị trường Anh nóng lên, Úc và Nhật đi lùi giữa làn sóng thắt chặt tiền tệ - Ảnh 4.

Ước tính doanh thu của các công ty Mỹ.

5 / Kết quả doanh thu ở châu Âu đầy nghịch lý

Một câu chuyện khác ở châu Âu, nơi mà chi phí năng lượng, nguyên liệu thô, lao động và tín dụng tăng cao và chuỗi cung ứng bị thắt chặt đang làm giảm kỳ vọng về thu nhập của các doanh nghiệp châu Âu.

Tác động từ dịch Covid-19 và tỷ giá tiền tệ khiến chỉ số chứng khoán toàn châu Âu STOXX 600 dự kiến sẽ báo cáo mức thu nhập tăng khoảng 28,4% trong quý III/2022. Tuy nhiên, con số đó thấp hơn so với dự kiến cách đây không lâu (là 32%) và càng thấp s với mức tăng mạnh 60% của quý III/2021.

Cho đến nay các kết quả vẫn trái ngược nhau: Các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Nokia và Ericsson đã không đạt kỳ vọng của các nhà phân tích, nhưng đáng chú ý hơn là nhà sản xuất túi Birkin Hermes đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng doanh số mạnh mẽ, và tập đoàn rượu mạnh lớn thứ hai thế giới Pernod Ricard đã vượt kỳ vọng.

Tâm điểm chú ý trong tuần tới: Thị trường Anh nóng lên, Úc và Nhật đi lùi giữa làn sóng thắt chặt tiền tệ - Ảnh 5.

Tham khảo: Refinitiv

Thu Ngân

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên