Tâm lý học: Người càng thành thật càng khó hoà đồng, lý do rất đơn giản!
Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao những người thành thật, thẳng tính thường khó thích nghi ở môi trường tập thể?
- 02-09-2023Vì sao phụ nữ đi du lịch một mình nhiều hơn nam giới? Tâm lý học giải đáp lý do thực tế!
- 04-08-2023Tâm lý học: Người càng ít tiền càng phải mặc bảnh bao, ăn diện ngút trời bởi 3 LÝ DO sau
- 30-07-2023Tâm lý học: Người thường xuyên đi muộn thường tự tin thái quá, còn người đến quá sớm lại theo đuổi sự cầu toàn
Từ góc độ tâm lý học, xã hội theo chủ nghĩa tập thể hơn chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, việc con người có hoà đồng hay không thường được dùng làm tiêu chí để đánh giá một người. Tuy nhiên, việc hoà đồng có thực sự là điều tốt 100%?
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể theo dõi câu chuyện sau.
Tiểu Trương (Trung Quốc) lần đầu tiên tới công ty với tư cách là thực tập sinh. Trong lòng anh hào hứng, tràn đầy phấn khởi. Nhưng thật bất ngờ, anh cảm thấy lạc lõng với các đồng nghiệp. Không giống như Tiểu Trương, các đồng nghiệp đều đã làm việc ở đây ít nhất 5 năm. Thậm chí, những đồng nghiệp lớn tuổi còn có 10 – 30 năm gắn bó.
Ngày đầu tiên làm việc, một đồng nghiệp nam lớn tuổi đưa cho Tiểu Trương một điếu thuốc lá, cả văn phòng ngập trong khói thuốc. Đồng nghiệp này có vẻ nhàn rỗi, ít việc làm, gần như cả ngày chỉ ngồi trên ghế sofa hút thuốc, uống trà và trò chuyện với đồng nghiệp. Ngày nào cũng trôi qua như vậy.
Tiểu Trương từng nghĩ anh có nên hoà nhập với cách làm việc đó hay không, nhưng cuối cùng anh nghĩ mình không nên như vậy. Anh thấy bản thân mình còn rất trẻ, nên nỗ lực hoàn thiện bản thân thay vì làm những việc tẻ nhạt giết thời gian. Nhưng nhiều người xung quanh dường như không thích Tiểu Trương. Họ tỏ ra khó chịu mỗi khi anh chăm chỉ làm việc hay nghiên cứu sách báo.
Qua câu chuyện, chúng ta thấy được rằng, hoà đồng là điều tốt nhưng trong nhiều trường hợp lại không hẳn vậy. Việc sống buông thả bản thân, làm việc không có kế hoạch trong một nhóm người có thể khiến chúng ta đánh mất chính mình.
Từ góc độ tâm lý học, một người càng thành thật càng khó hoà đồng. Lý do rất đơn giản, Trước hết, những người trung thực nói chuyện trực tiếp hơn và ít tế nhị hơn. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của người trung thực là họ tương đối ngay thẳng, không đủ khéo léo trong lời nói và hành động. So với những người có tính quảng giao hơn trong cách cư xử với người khác, họ khó hoà đồng hơn.
Trong thâm tâm, họ chỉ mong muốn nói đúng sự thật, đây chính là phẩm chất cao đẹp. Nhưng cách làm này thường vô tình khiến nhiều người cảm thấy bị xúc phạm. Người nói sự thật thường cần rất nhiều can đảm. Hơn nữa trong nhiều trường hợp, sự thật không nhất thiết là điều mọi người muốn nghe nhất.
Nhà tâm lý học Maslow tin rằng, nhu cầu của con người có thể được chia thành 5 loại theo hình kim tự tháp. Năm nhu cầu này theo thứ tự từ thấp đến cao, bao gồm: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thể hiện bản thân.
Nói cách khác, mọi người đều có nhu cầu được người khác tôn trọng. Đó là điều mà chúng ta gọi là lòng tự trọng. Ai cũng có lòng tự trọng nên hầu hết mọi người chỉ thích nghe những điều tốt đẹp. Nếu khuyết điểm bị phơi bày trước mặt người khác, những người có lòng tự trọng thấp sẽ theo bản năng từ chối sự thật.
Trong tương tác giữa các cá nhân, người bình thường về cơ bản phải đối mặt với mối quan hệ đồng nghiệp, quan hệ cấp trên – cấp dưới. Vị trí của ai cũng thích nhận được lời khen. Đặc biệt là người làm lãnh đạo, vì có địa vị đặc biệt nên thường xuyên nhận được nhiều lời khen.
Trong trường hợp này, nếu một người trung thực luôn lên tiếng nói đúng sự thật, họ có thể làm mất lòng sếp hoặc đồng nghiệp và cuối cùng trở thành người bị thiệt thòi.
Thứ hai, những người trung thực thường thực tế hơn trong công việc. Họ sẽ không làm 1 mà nói lên 10 như một số người vẫn làm. Họ luôn hoàn thành công việc của mình một cách thầm lặng, không đòi hỏi, không giành lấy công lao. Khi những người xung quanh cần giúp đỡ, họ rất sẵn lòng giúp đỡ người khác bằng thái độ vui vẻ. Kiểu người này thường được mọi người quý mến. Nhưng trong mắt một số người có động cơ xấu, hành động này chỉ khiến họ cảm thấy "chướng tai gai mắt".
Người xấu xa thường ghen tỵ với người khác. Họ không chấp nhận việc người khác giỏi hơn mình, vì điều này khiến họ trở nên mờ nhạt. Vì vậy, người trung thực có xu hướng khó gần vì lý do này. Hơn nữa, những người trung thực có sự kiên định rõ ràng, không từ bỏ ý tưởng của bản thân để làm hài lòng người khác.
Nhìn chung, những người thành thật thường bướng bỉnh hơn. Nhìn họ có vẻ rất hoà đồng nhưng thực chất bên trong có suy nghĩ, quan điểm riêng, rất khó thay đổi. Họ khó có thể làm hài lòng nhiều người, nhất là khi họ cần phải từ bỏ ý kiến của mình.
Từ quan điểm tâm lý học, hoà đồng có nghĩa là các cá nhân cần phải từ bỏ một số tính cách của riêng mình để hoà nhập vào một nhóm. Nhóm là nơi đề cao chủ nghĩa tập thể, còn quan điểm cá nhân thường bị hạn chế. Tập thể có thể mang lại sự bảo vệ nhất định cho các cá nhân nhưng nó cũng có thể xoá bỏ quan điểm của cá nhân.
Để hoà nhập vào đội nhóm, vào tập thể, không ít người chấp nhận làm những việc chỉ để làm hài lòng người khác. Nhưng ngược lại, những người lương thiện, thành thật rất bướng bỉnh, khó làm những việc bản thân không mong muốn. Vì vậy, họ trở nên cô đơn, lạc lõng, bị đánh giá là kém thích nghi.
Tóm lại, chúng ta nên hoà nhập với tập thể nhưng đừng đánh mất bản sắc cá nhân. Sức mạnh của tập thể rất lớn mạnh, chỉ khi hoà nhập vào tập thể, chúng ta mới có thể làm những việc lớn lao, vượt khả năng bản thân. Tập thể cũng mang lại cảm giác an toàn cho các cá nhân.
Phụ nữ số