Tắm trước hay gội đầu trước mới tốt cho sức khỏe? Làm ngược có thể 'rước' bệnh vào người
Tắm là cách giúp vệ sinh cơ thể. Việc tắm đúng cách còn giúp nâng cao sức khoẻ và cải thiện giấc ngủ.
- 08-11-20232 bộ phận chăm sóc kỹ khi tắm, cơ thể vô cùng biết ơn bạn, nhưng ít người để ý
- 08-11-2023Làm được 1 thay đổi đơn giản trong thói quen tắm hàng ngày, bạn sẽ trẻ lâu và tăng tuổi thọ
- 05-11-20234 thứ không nên đặt trong phòng tắm kẻo 'rước bệnh vào người'
Trước câu hỏi "Nên tắm trước hay gội đầu trước mới tốt?", bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm ôxy cao áp Việt Nga cho hay, việc tắm trước hay gội đầu trước hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Mọi người thường tắm theo thói quen, sở thích nên có người gội đầu trước hoặc chọn tắm trước. Đa số mọi người sẽ gội đầu xong mới tắm. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, mọi người nên tắm trước khi gội đầu.
Việc tắm trước khi gội đầu sẽ có tác dụng nhất định trong việc lưu thông tuần hoàn máu. Điều này giúp cho cơ thể quen với nhiệt độ nước để không gây tác động tiêu cực lên hệ thống thần kinh. Đặc biệt với người có tiền sử mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp, gội đầu trước tắm có thể gây ra chênh lệch nhiệt độ, choáng váng.
Theo đó, thời gian hợp lý để gội đầu là trong khoảng 5-7 phút; nhiệt độ nước tốt nhất để tắm, gội với người trưởng thành là nước ấm khoảng 40 độ C.
Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy những người tắm hàng ngày ít bị đau tim hoặc đột quỵ hơn so với những người tắm 1-2 lần mỗi tuần.
Theo bác sĩ Hoàng, mọi người không nên tắm nước quá nóng vì nước quá nóng sẽ làm tan lớp dầu dưới da gây khô da, khô tóc. Tuy nhiên, việc tắm nước quá lạnh cũng cần tránh, bởi nước quá lạnh sẽ khiến mạch bị co lại, không tốt cho hệ tuần hoàn.
Một điều khác cần lưu ý khi tắm đó là không nên dội thẳng nước vào cơ thể, nên để tay chân làm quen với nước trước, sau đó mới tắm từ cổ trở xuống. Thời gian tắm khoảng 10 phút là hợp lý và không nên tắm quá lâu.
Bác sĩ Hoàng cũng lưu ý, mọi người không nên tắm trong khi cơ thể đang mệt mỏi, quá đói hoặc đang quá no, khi đang bị say rượu hoặc ra nhiều mồ hôi. Khi mới ngủ dậy cũng không nên tắm ngay, nên chờ 30 phút mới bắt đầu tắm. Đặc biệt, không nên tắm quá muộn.
3 thói quen khi tắm "rước" bệnh tật vào người
BSCKII Nguyễn Đình Tuấn, Phó trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) cho rằng, tắm là cách không chỉ vệ sinh cơ thể mà còn giúp cải thiện giấc ngủ, giảm đau đầu, nâng cao sức để kháng, tăng cường chức năng hô hấp, giảm đau, giảm viêm mũi họng, đẹp da… Tuy nhiên, nếu không tắm đúng cách có thể để lại hệ lụy cho sức khỏe.
Hiện nay, một số người có thói quen tắm không tốt gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, cụ thể như:
- Tắm ngay khi vận động mạnh: Thói quen này có thể khiến cho cơ thể bị hạ thân nhiệt đột ngột gây hiện tượng co mạch. Đặc biệt với người có bệnh lý huyết áp, tim mạch, nếu tắm nước lạnh ngay sau chơi thể thao có thể gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiệt độ nước tắm cũng rất quan trọng. Tắm nước ấm có thể giúp giảm 26% nguy cơ mắc bệnh tim.
- Tắm quá lâu: Theo bác sĩ Tuấn, vào buổi tối chỉ nên tắm khoảng 5-7 phút và tắm trước giờ đi ngủ khoảng 1,5 giờ. Nếu tắm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trên da, đặc biệt là tắm nước ấm lâu sẽ loại bỏ dầu tự nhiên (có tác dụng giữ ẩm cho da), cuối cùng dẫn đến khô da.
Tắm quá sát giờ đi ngủ có thể khiến tinh thần bạn sảng khoái, tỉnh táo, sẽ khó vào giấc ngủ.
- Không lau khô người, sấy khô tóc sau khi tắm: Việc làm này sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Sau khi tắm xong, mọi người không nên đi vào phòng có điều hoà lạnh hoặc đi ra ngoài trời lạnh ngay.
Nhìn chung, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ khi tắm, bác sĩ Tuấn lưu ý mọi người nên tắm nước ấm, tắm trước giờ đi ngủ ít nhất 1,5 giờ, không tắm quá lâu vào buổi tối, tắm xong cần phải lau khô người và sấy khô tóc.
Đời sống & pháp luật