MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tân sinh viên cần lấy bảng chi tiêu này làm thước đo mẫu mực: Chuẩn chỉ đâu ra đấy, vẫn dư tiền dự phòng

01-08-2024 - 18:00 PM | Sống

Đáng khen nhất vẫn là có ý thức tiết kiệm, không để bản thân vung tay quá trán.

Tân sinh viên cần lấy bảng chi tiêu này làm thước đo mẫu mực: Chuẩn chỉ đâu ra đấy, vẫn dư tiền dự phòng- Ảnh 1.

Chi tiêu ở mức tối thiểu, tiết kiệm ở mức tối đa chưa bao giờ chuyện đơn giản, đặc biệt là với sinh viên - những bạn trẻ chưa tự chủ được tài chính, phải sống dựa vào tiền chu cấp của phụ huynh hàng tháng. Vậy mà có khi còn không đủ, vẫn phải đi làm thêm kiếm đồng ra đồng vào mới thoát cảnh “đói ăn”.

Mỗi tháng bố mẹ cho 4 triệu tiêu vặt, quyết tâm chỉ tiêu trong vòng 3 triệu quay đầu

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, tâm sự của một bạn sinh viên năm 2 đã khiến không ít người phải ngợi khen. Chuyện là cô bạn được bố mẹ cho 4 triệu/tháng để chi tiêu (không tính tiền thuê nhà), nhưng thay vì tiêu hết số tiền này, cô bạn quyết tâm chỉ tiêu 3 triệu là kịch kim.

Tân sinh viên cần lấy bảng chi tiêu này làm thước đo mẫu mực: Chuẩn chỉ đâu ra đấy, vẫn dư tiền dự phòng- Ảnh 2.

Nguyên văn chia sẻ của cô sinh viên năm 2

Tân sinh viên cần lấy bảng chi tiêu này làm thước đo mẫu mực: Chuẩn chỉ đâu ra đấy, vẫn dư tiền dự phòng- Ảnh 3.

Kế hoạch chi tiêu mà cô bạn đặt ra với mức ngân sách 3 triệu/tháng

Với kế hoạch chi tiêu như trên, không khó để nhận ra cô đã siết chặt “hầu bao” ở mức tối đa. Không cà phê tụ tập bạn bè, tiền ăn vặt cũng chỉ 130-150k/tháng, tiền mua mỹ phẩm và shopping online tổng cộng cũng chỉ 400k/tháng. Là con gái mà chi tiêu tiết kiệm được như vậy, chắc chắn không phải việc dễ dàng.

Dù tất cả mới chỉ là kế hoạch, nhưng là sinh viên năm 2 mà đã có tư duy quản lý chi tiêu, tiết kiệm là cũng rất đáng khen rồi.

Trong phần bình luận, ngoài những lời khen về ý thức tiết kiệm, tư duy quản lý tài chính, nhiều người cũng gợi ý bạn trẻ này nên đi làm thêm, vừa để trau dồi kinh nghiệm, vừa để có thêm tiền trang trải cuộc sống ở thành phố lớn, vì nếu có vấn đề phát sinh như ốm đau, hỏng xe, điện thoại,.. thì 3 triệu/tháng có thể cũng không đủ tiêu.

Tân sinh viên cần lấy bảng chi tiêu này làm thước đo mẫu mực: Chuẩn chỉ đâu ra đấy, vẫn dư tiền dự phòng- Ảnh 4.

Vì đã tiết kiệm 500k, nên tính ra cô bạn này chỉ chi tiêu có 2,5 triệu đồng

Tân sinh viên cần lấy bảng chi tiêu này làm thước đo mẫu mực: Chuẩn chỉ đâu ra đấy, vẫn dư tiền dự phòng- Ảnh 5.

Chi tiêu như thế này là quá oke rồi

2 phương pháp đơn giản giúp sinh viên hình thành thói quen tiết kiệm

Còn là sinh viên, chưa đi làm hoặc có đi làm thêm nhưng thu nhập không cao, việc quan trọng nhất là cần hình thành thói quen tiết kiệm, chứ không hẳn chỉ là chăm chăm nhìn vào số tiền dư ra mỗi tháng.

Trong một video chia sẻ trên TikTok cá nhân về chủ đề tiết kiệm, Shark Linh cũng từng so sánh việc tiết kiệm với một nhánh cơ trên cơ thể. Muốn cơ khỏe, bạn phải tập luyện đều đặn và thường xuyên. Cách ví von này cho thấy quan điểm đúng đắn của vị “cá mập” trong việc tiết kiệm: Muốn tiết kiệm được nhiều hơn mỗi ngày, việc quan trọng nhất cần làm là hình thành và duy trì thói quen quen tiết kiệm.

Tân sinh viên cần lấy bảng chi tiêu này làm thước đo mẫu mực: Chuẩn chỉ đâu ra đấy, vẫn dư tiền dự phòng- Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Vậy phải làm sao để hình thành và duy trì thói quen tiết kiệm? Bạn có thể tham khảo 2 cách đơn giản dưới đây.

1 - Tiết kiệm theo tuần

Shark Linh gợi ý bạn nên bắt đầu tiết kiệm với mốc thời gian là từng tuần, thay vì từng tháng. Bạn hoàn toàn có thể linh động lựa chọn số tiền sẽ tiết kiệm ở tuần đầu tiên, có thể là 10k, 20k thôi cũng được. Con số bắt đầu không quan trọng, điều quan trọng là bạn phải tiết kiệm đều đặn mỗi tuần. Nếu có thể tăng dần số tiền tiết kiệm theo từng tuần thì càng tốt.

Giờ thử ví dụ thế này: Một năm có 52 tuần, tuần đầu tiên bạn tiết kiệm 10.000đ và mỗi tuần tăng thêm 10.000đ, 20.000đ, 30.000đ, 40.000đ,... tùy theo khả năng, số tiền mà bạn để dành được sau 1 năm sẽ lớn bất ngờ đấy!

2 - Tiết kiệm tiền lẻ

Ngoài việc tiết kiệm theo tuần, Shark Linh cũng gợi ý bạn nên tiết kiệm tiền lẻ, mệnh giá dưới 20.000 đồng.

“Khi bạn đi mua trái cây ngoài đường, hay một cốc chè chẳng hạn, bạn được trả lại tiền mệnh giá dưới 20.000 đồng, bạn có thể bỏ chúng vào một cái hộp. Đến cuối tháng, bạn tổng kết lại và mang số tiền này gửi vào ngân hàng. Số tiền này có thể không nhiều, cũng chỉ vài trăm ngàn thôi, nhưng Linh nghĩ đó cũng là một cách hay để mình không xài tiền linh tinh. Vì nếu không để riêng tiền lẻ vào một chỗ, mà để trong ví, kiểu gì mình cũng xài thôi à” - Shark Linh chia sẻ.

Theo Ngọc Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên