Tăng 20%/năm về giá trị, hơn 1.000 sản phẩm đạt tiêu chuẩn thương hiệu quốc gia, Việt Nam hướng đến mục tiêu đất nước có uy tín về hàng hoá, dịch vụ chất lượng cao
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030. Chương trình tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của thương hiệu sản phẩm.
- 08-10-2019Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống năm 2019 của Vietnam Report: Trung Nguyên đứng trên Coca-Cola và Tân Hiệp Phát
- 19-08-2019Khẳng định thương hiệu để cạnh tranh với hàng ngoại, giá rẻ
- 29-07-2019Forbes: Vinamilk , Viettel giữ ngôi vị nhất nhì về giá trị thương hiệu, bỏ xa những cái tên còn lại
- 06-07-2019Những thương hiệu giá trị nhất thế giới đang làm ăn ở Việt Nam ra sao?
Mục tiêu của chương trình nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Chương trình sẽ tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội với mục tiêu thực hiện có hiệu quả trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
Chương trình đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt mức tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước. Đồng thời, góp phần tăng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam bình quân 20% mỗi năm theo thống kê, đánh giá của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới. Chương trình cũng hướng đến con số trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Mặt khác, Việt Nam mỗi năm cần tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới; 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư; 100% sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quảng bá trong nước và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Bộ Công thương sẽ là cơ quan quản lý chương trình. Đơn vị chủ trì thực hiện đề án là các bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các đề án thuộc chương trình.
Thủ tướng cũng ban hành quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Theo đó, việc xây dựng, quản lý, thực hiện chương trình phải đảm bảo nguyên tắc thúc đẩy phát triển ngoại thương, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia Việt Nam thông qua sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm nguồn lực để thực hiện phù hợp với mục tiêu và năng lực tổ chức triển khai từ trung ương đến địa phương; phát huy sự chủ động tham gia và đóng góp của cộng đồng xã hội vào quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình; bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành thực hiện các hoạt động để thực hiện Chương trình.
Nội dung hoạt động của chương trình gồm: Bảo hộ biểu trưng và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong và ngoài nước; Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam; Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong và ngoài nước...
Theo quy chế, việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn. Doanh nghiệp nộp 3 bộ hồ sơ đăng ký chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam trước ngày 31/3 của năm xét chọn đến Bộ Công thương.
Doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được phép sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam.