Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm tình trạng giả mạo xuất xứ hàng hóa
Các mặt hàng chủ yếu bị các đối tượng giả mạo xuất xứ Việt Nam được tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng, thời trang như: điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, may mặc...
- 24-05-2019Tạm giữ hàng trăm chiếc chảo điện và nồi áp suất đa năng nước ngoài giả mạo xuất xứ Việt Nam
- 14-05-2019Sẽ xử lý nghiêm hàng hoá giả mạo nhãn mác “Made in Vietnam”
- 12-03-2019Thu giữ hơn 500 chiếc chảo điện đa năng nhập lậu giả mạo nguồn gốc xuất xứ
Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) cho biết, thời gian vừa qua rất nhiều cơ quan báo chí phản ánh, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều loại hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài nhưng gắn nhãn mác của Việt Nam, lấy xuất xứ của Việt Nam.
Các đối tượng đặt hàng hóa giả mạo các thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm của Việt Nam ở nước ngoài, dán sẵn tem nhãn tại nước ngoài sau đó thông qua các hình thức khác nhau để thẩm lậu vào nội địa để phân phối; hoặc tinh vi hơn thì vẫn để nguyên nhãn mác nước ngoài, sau đó về Việt Nam tẩy xóa và dán tem nhãn của Việt Nam để bán ra thị trường, lừa dối người tiêu dùng.
Hoặc các đối tượng đặt các linh kiện, phụ tùng đầy đủ của một sản phẩm tại nước ngoài, sau đó nhập về Việt Nam khai báo là các loại linh kiện, phụ tùng, về Việt Nam tiến hành lắp ráp đơn giản, không đảm bảo tiêu chí xuất xứ đã được quy định tại nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018, tuy nhiên vẫn dán tem nhãn xuất xứ Việt Nam hoặc made in Việt Nam để tiêu thụ trong nước hoặc xuất sang nước thứ 3.
Các mặt hàng chủ yếu bị các đối tượng giả mạo xuất xứ Việt Nam được tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng, thời trang như: điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, may mặc; hầu hết là các mặt hàng của các thương hiệu, nhãn hiệu Việt có uy tín, hoặc các mặt hàng mà Việt Nam được nước thứ 3 ưu đãi thuế hoặc không đánh thuế tự vệ.
Các hiện tượng, hành vi nêu trên gây thiệt hại lớn đến thương hiệu Việt Nam, doanh nghiệp Việt, quyền lợi người tiêu dùng, nguy cơ một số ngành hàng Việt Nam bị một số nước áp dụng biện pháp tư vệ, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu và nền kinh tế...
Nguyên nhân của tình trạng này theo Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia là do hàng Việt ngày càng được nâng cao về chất lượng, được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn so với một số mặt hàng của các nước khác. Cuộc vận được người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Chính trị phát động ngày càng có hiệu quả; Việt Nam tham gia nhiều FTA, rất nhiều mặt hàng được các nước ưu đãi thế. Chi phí sản xuất một số mặt hàng, đặc biệt là Trung Quốc giá rẻ nên khi gắn mác Việt Nam để bán nội địa lợi nhuận rất cao.
Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và một số bộ, ngành, địa phương đã chủ động có những giải pháp như tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khu vực cửa khẩu biên giới, không để hàng hóa nước ngoài gắn mác Việt nam thẩm lậu; tăng cường điều tra cơ bản, kiểm tra các kho tàng, bến bãi, địa điểm kinh doanh và xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh, phân phối các hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam. Đẩy mạnh tuyên truyền nhân dân, các doanh nghiệp Việt Nam không bao che, tiếp tay,chủ động tham gia tố giác các hành vi vi phạm, xâm phạm đến thương hiệu Việt Nam và người tiêu dùng.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng Đề án chống gian lận xuất xứ để có đánh giá toàn diện và đề xuất chính phủ; Chủ trì xây dựng nghị định thay thế nghị định 185/2013 và nghị định 124 sửa đổi bổ sung nghị định 185, trong đó các hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng tăng nặng để đảm bảo sức răn đe.
Nhịp sống kinh tế