MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tăng vốn sẽ tốt hơn cho Hòa Phát?

24-02-2017 - 09:10 AM | Doanh nghiệp

Có vẻ như, bức tranh tương lai của Hòa Phát vẫn chưa được vẽ ra rõ ràng cho nhà đầu tư. Hàng loạt câu hỏi liệu có cơ hội đầu tư quẩn quanh cổ phiếu HPG.

Từ khi bản kế hoạch kinh doanh năm 2017 được công bố, nhà đầu tư quan tâm đến Hòa Phát (HPG) vẫn chưa ngừng băn khoăn. Phát hành tăng vốn lớn như thế trong khi kế hoạch lợi nhuận lại thụt lùi có khiến cho cổ phiếu HPG trở nên kém hấp dẫn?

Trước khi câu hỏi đó được giải đáp rõ ràng bằng một xu hướng bứt phá rõ nét (tăng mạnh hoặc giảm sâu) của HPG thì cổ phiếu này vẫn lình xình giảm nhẹ. Một mặt, nhà đầu tư sợ mất cơ hội vàng đầu tư vào cổ phiếu HPG khi cổ phiếu này đã điều chỉnh khá sâu thời gian qua, một mặt, nhà đầu tư e ngại rằng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tăng vốn lớn sẽ làm cổ phiếu HPG giảm sâu hơn nữa.

Tỷ lệ nợ phải trả đang thấp

Theo dữ liệu của chúng tôi, tại thời điểm cuối năm 2016, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của Hòa Phát là 5.938 tỷ đồng và dài hạn là 522 tỷ đồng.

Tổng nợ phải trả cuối năm 2016 là 13.372 tỷ đồng trong đó có hơn 3.300 tỷ là tín dụng của người bán trong khi đó, vốn chủ sở hữu đạt 19.854 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của Hòa Phát tại thời điểm cuối năm 2016 là 0,67 lần-đây là mức thấp so với các doanh nghiệp khác.

Chính bởi tỷ lệ nợ vay thấp, nhiều nhà đầu tư cho rằng, thay vì tăng vốn, gây áp lực lên giá cổ phiếu do pha loãng thì nên tận dụng vay nợ nhiều hơn. Nhà đầu tư cũng cho rằng, áp lực tăng vốn lớn sẽ khiến giá cổ phiếu HPG giảm sâu trong bối cảnh kế hoạch kinh doanh năm mới không khả quan.

Tăng vốn hơn hay vay nợ hơn?

Trong bản nhận định mới đây, công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng việc HPG đầu tư Khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất trong giai đoạn hiện nay là hợp lý. Theo Bảo Việt, tăng trưởng lợi nhuận của HPG trong giai đoạn 2017-2018 có thể chỉ đạt tối đa 10% - 20%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng ấn tượng 38%/năm trong vòng 5 năm trở lại đây. Do đó, việc đầu tư vào các dự án mới là cần thiết.Bảo Việt cho rằng đầu tư lúc này sẽ tận dụng được lãi suất ngân hàng đang ở mức thấp và tạo tiềm năng tăng trưởng cho Tập đoàn, khi các nhà máy sản xuất thép xây dựng hiện tại đã đạt tối đa công suất.

Luận bàn về việc nên hay không nên phát hành cổ phần huy động vốn, Bảo Việt cho rằng việc phát hành thêm 250 triệu cổ phần có thể không cần thiết. Với giả định đơn giản lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2017-2019 bình quân tương đương với 2016, BVSC ước tính với tiến độ đầu tư các dự án mới của HPG, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của HPG năm 2018 sẽ chỉ ở mức 1,1 lần, vẫn ở mức thấp so với ngành.

Tuy việc phát hành là không cần thiết trong bối cảnh khả năng vay nợ của Hòa Phát vẫn còn nhiều nhưng, theo Bảo Việt, việc phát hành thêm có thể giúp HPG duy trì được tỷ lệ nợ thấp như hiện nay. Việc duy trì tỷ lệ nợ thấp sẽ gia tăng hiệu quả từ các dự án đầu tư mới, đảm bảo an toàn về tài chính và năng lực tín dụng khi vay vốn ngân hàng cho toàn Tập đoàn. Cũng theo báo cáo của Bảo Việt, HPG luôn được xếp hạng cao nhất về tín dụng, khi lãi suất vay vốn lưu động của HPG thường thấp hơn cả lãi suất tiền gửi 12 tháng của các ngân hàng thương mại, và lãi suất vay dài hạn cho KLH Dung Quất có thể chỉ dưới 7%/năm.

Một điểm khác mà Bảo Việt nhấn mạnh đó là, tỷ lệ sở hữu nội bộ của HPG hiện đang ở mức 49,21% thì các cổ đông nội bộ cũng sẽ là những người nộp tiền chính trong đợt phát hành mới này. Việc đưa ra phương án nộp thêm tiền mặt để đầu tư dự án mới cũng thể hiện sự cam kết của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đối với hiệu quả tăng trưởng của toàn Tập đoàn

Theo dữ liệu của chúng tôi, những cổ đông nội bộ nắm giữ lượng lớn cổ phiếu HPG cũng là lãnh đạo công ty phải kể đến như:

Phương Chi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên