Táo quân tiền truyện 2021: Thả cá online, chầu livestream có làm mất đi Tết truyền thống?
Khi công nghệ đã và đang tạo nên cuộc sống mới thì “thiên đình” cũng không thể không “bắt trend”. Nhưng điều đó có được nhiều Táo đồng ý? Bài viết có tiết lộ nội dung, vui lòng cân nhắc trước khi xem.
- 18-01-2021Đằng sau chiến lược "bán như cho" smartphone quốc dân 4G
- 30-12-2020Viettel khuyến khích khách hàng thành đại sứ 4G tự nguyện như thế nào?
- 23-12-2020Những chiếc “smartphone 4G quốc dân” Việt Nam thành công do đâu?
Giao thừa Tân Sửu năm nay, người dân Việt Nam háo hức chờ đợi sự trở lại của Táo quân - chương trình "quốc dân" mang đến những tiếng cười sảng khoái vừa sâu vừa chất, thông qua việc tổng kết lại những diễn biến nổi bật của các ngành nghề trong năm vừa qua.
Tuy nhiên, trước khi các Táo chầu Ngọc Hoàng trên truyền hình vào đêm giao thừa thì một "cuộc chiến" đã nổ ra trong video hài "Táo quân Tiền truyện 2021" được công chiếu trên Youtube vào dịp Tết ông Công ông Táo. Video về "mồi lửa" này vừa được tung ra với sự tập hợp của những gương mặt nổi tiếng nhất hiện nay của làng hài như Xuân Bắc, Công Lý, Tự Long, Vân Dung, 1977 Vlog, Quốc Anh Welax và Diệu Nhi.
Theo đó, buổi chầu năm nay có điểm mới lạ. Do Ngọc Hoàng đi du lịch, các Táo được đề xuất một hình thức chưa từng có: Livestream, báo cáo trước camera của smartphone với đầy đủ dụng cụ của "dân" livestream.
Đến giờ các Táo lên chầu, thay vì một mô hình cá chép bằng giấy hay gỗ như xưa thì bỗng nhiên, trên màn hình, hàng loạt cá chép "ảo" hiện ra, bay lượn khắp nơi. Điều thú vị trong đội hình Táo năm nay là sự xuất hiện của cặp Táo sinh đôi (do anh em nhà 1977 Vlog đảm nhận) mang tên Táo Alo và Táo Data đến từ Viettel.
Vừa xuất hiện, Táo data đã quảng cáo: "Quý khách vui lòng bấm phím số 1 để đăng ký gói 4G siêu tốc, phím số 2 để đăng ký dịch vụ âm nhạc, phím số 3 để đăng ký gói chăm sóc khách hàng Viettel++".
Tuy nhiên, chiêu quảng cáo này không khiến cho độc giả thấy "thô" vì ngay lúc đó, Táo data đã dùng một câu nói trending để chọc cười: "Xin lỗi, nhà tôi 3 đời trực tổng đài trên thiên đình nên quen".
Tại sao lại có màn "chơi trội" với 2 ông táo? Táo Alo ngay lập tức giải thích: "Năm nay Viettel triển khai combo, chỉ cần 7.000 đồng là có thể gọi điện miễn phí, 2GB data thoải mái nên "lúc nào bọn em cũng sánh bước bên nhau".
Đây chính là chương trình "Tết combo – Trúng logo vàng" mà Viettel đem đến cho khách hàng trong dịp Tết này. Cụ thể, từ ngày 27/01/2021 đến ngày 26/02/2021, khách hàng Viettel mua hoặc gia hạn thành công các gói cước Combo theo danh sách qua tất cả các công cụ đăng ký của Viettel sẽ được nhận mã dự thưởng để tham gia quay số trúng 21 logo Viettel bằng vàng tương đương với 21 lượng vàng.
Xem bản đầy đủ Táo quân tiền truyện 2021 tại đây
Cặp Táo của Viettel cho biết đã nhận được email của Bắc Đẩu, hôm nay lên với 2 mục tiêu.
Mục tiêu thứ nhất là mang cá lên thiên đình. Khi nghe vậy, Táo văn hóa do Tự Long diễn đã mỉm cười vì nhận thấy "bọn trẻ" bây giờ vẫn giữ gìn nét văn hóa, bản sắc truyền thống của các cụ.
Tuy nhiên, cá chép mà "bọn trẻ" mang đến lại là cá chép ảo hiện ra từ chiếc smartphone. Được biết đó là xu hướng mới ở hạ giới khi mọi người chỉ việc tải cá về, nuôi cá lớn rồi đem cá lên chầu. Chú cá chép online to và bay nhanh hơn bình thường và được giải thích là cá 5G của Viettel. 5G hiện đang là công nghệ có tốc độ cao nhất hiện nay. Tất cả thông điệp và báo cáo đều được gửi trong đường link, dùng smartphone quét mã QR là ra.
Nói thêm, hình ảnh chú cá chép kia cũng xuất hiện trong một game online rất thú vị do Viettel tạo ra, mang tên Thả cá. Người chơi sẽ điều khiển cá chép ăn các món quà và mở bao lì xì để nhận quà từ Viettel.
Mục đích thứ 2 của 2 Táo Viettel nghe còn lớn hơn nữa, đó là để triển khai thiên đình số theo chỉ thị của Ngọc hoàng. Không cần đi đâu cả, chỉ cần ở trên thiên đình, các Táo và Nam Tào, Bắc Đẩu có thể làm việc, bàn bạc, quản lý hạ giới 24/24 một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, Táo văn hóa rất không hài lòng vì cho rằng cách làm việc như vậy không cảm xúc, không tình cảm, không có không khí se lạnh của đêm 30 và nén hương trầm tĩnh lặng. Ngay lập tức, cặp đôi Táo Combo đã giải quyết ngay bằng robot AI một cách dễ dàng.
Bất chấp mọi yêu cầu của "ông già" Táo văn hóa đều được xử lý bằng công nghệ hiện đại thì Táo Văn hóa vẫn nhất quyết không thích sự "giả tạo", chỉ thích những gì xưa cũ, thuộc về truyền thống. Chính vì thế, một cuộc tranh luận đã nổ ra giữa 2 phe để lựa chọn Số hóa hay Truyền thống?
Thực ra một giải pháp đã được Táo Viettel đưa ra là chọn cả 2: Ai thích truyền thống thì dùng Táo alo, ai thích trải nghiệm các tiện ích của Internet, của công nghệ số thì dùng Táo data. Riêng về tục thả cá lâu đời thì thay vì bắt cá cho vào túi nilong rồi thả xuống sông, việc tải cá ảo đơn giản hơn, bảo vệ môi trường hơn rất nhiều. Và một buổi chầu truyền thống vẫn có đầy đủ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu và các Táo với video call sẽ là một giải pháp đơn giản, thuận tiện, đảm bảo nội dung mà các Táo lại không phải chen lấn cưỡi cá mệt mỏi.
Cuộc tranh luận chưa ngã ngũ và khán giả chờ xem buổi chầu online diễn ra trong đêm Giao thừa sẽ diễn ra như thế nào. Còn ý kiến của bạn thì sao, ủng hộ truyền thống, ủng hộ hiện đại hay chọn cả hai?