TGĐ VinBus đề xuất Hà Nội có định mức cho xe buýt điện trung bình và nhỏ, ưu tiên trong nhượng quyền
Theo ông Nguyễn Công Nhật, chi phí đầu tư ban đầu cho xe buýt điện cao, nhưng chi phí khai thác, vận hành, bảo trì... lại giảm hơn nhiều so với phương tiện sử dụng dầu diesel. Ngoài yếu tố về tài chính, xe buýt điện còn có lợi cho môi trường, sức khỏe con người.
- 25-10-2024Công ty của tỉ phú Phạm Nhật Vượng đưa xe buýt điện VinBus vào đưa đón khách du lịch
- 25-09-2024VNDIRECT: Vincom Retail sắp ghi nhận 230 tỷ đồng doanh thu từ shophouse, thu hồi 2.350 tỷ đồng cho vay VinBus và VinFast
- 02-08-2024Xe buýt điện Vinbus chạy đến đầu năm 2025
Chiều 5/11, Báo Hà nội mới đã phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Công Nhật, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Sinh thái VinBus cho biết, các tuyến xe buýt điện được triển khai từ năm 2019, nhưng do đại dịch Covid-19 nên từ 2021 mới đi vào hoạt động.
Một trong những trở ngại lớn là do loại hình này lần đầu hoạt động tại Việt Nam, thành phố đã có chính sách trợ giá cho người dân sử dụng xe buýt truyền thống, nhưng với xe buýt điện thì tất cả mọi thứ đều bắt đầu từ con số 0 nên vào thời điểm đó, rất khó thu hút người dân tham gia buýt điện.
"Khi đó, VinBus chưa được hưởng cơ chế trợ giá cho xe điện, nên chúng tôi phải làm đề án xin Chính phủ cho phép thí điểm trong 2 năm, vừa chạy vừa xếp hàng để xây dựng cơ chế cho xe buýt điện.", ông Nguyễn Công Nhật cho biết.
Bên cạnh đó, tại tọa đàm, ông Nguyễn Công Nhật cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất về chính sách với các cơ quan chức năng. Theo đó, Hà Nội hiện mới có định mức cho xe buýt điện lớn, chưa có định mức cho xe điện trung bình và nhỏ. Vì vậy, doanh nghiệp mong thành phố thúc đẩy để có đủ định mức cho các loại xe buýt điện. Cùng với đó, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi sang xe buýt điện.
Ngoài ra, cũng cần có cơ chế “kéo và đẩy”, ưu tiên trong nhượng quyền, gia nhập thị trường với doanh nghiệp có năng lực để có thể đẩy mạnh tiến trình xanh hoá mạng lưới giao thông công cộng.
Theo ông Nguyễn Công Nhật, chi phí đầu tư ban đầu cho xe buýt điện cao, nhưng chi phí khai thác, vận hành, bảo trì... lại giảm hơn nhiều so với phương tiện sử dụng dầu diesel. Ngoài yếu tố về tài chính, xe buýt điện còn có lợi cho môi trường, sức khỏe con người. Đây là điều cần được đặt lên bàn cân khi chúng ta chuyển sang xe buýt điện.
Nhịp sống thị trường