Thái Lan bất ngờ tăng nhập khẩu một mặt hàng gần 200% chỉ trong 1 tháng, Việt Nam thu về hơn 454 triệu USD trong 7 tháng đầu năm
Xuất khẩu mặt hàng này sang Thái Lan đã tăng 189% trong tháng 7.
- 06-08-2023Nhờ Nga và châu Âu, quốc gia này chính thức vượt Nhật Bản trở thành cường quốc ô tô của thế giới, xuất khẩu hơn 2 triệu chiếc trong nửa đầu năm
- 05-08-2023Mỹ chi hơn 100 triệu USD nhập khẩu một loại hạt của Việt Nam trong nửa đầu năm, là mặt hàng nước ta nắm giữ một nửa sản lượng của cả thế giới
- 05-08-2023Sau dầu thô và khí đốt, Nga bất ngờ tuyên bố cung cấp thêm một mặt hàng giá rẻ cho các quốc gia “thân thiện”, là mặt hàng Nga xuất khẩu đứng đầu thế giới
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dầu thô của nước ta trong tháng 7 đạt 222.847 tấn, mang về hơn 115 triệu USD, tăng 9,4% về lượng nhưng giảm 13,6% về giá trị so với tháng 6/2023. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu dầu thô mang về 1,07 tỷ USD với hơn 1,6 triệu tấn, tăng 10,8% về lượng nhưng giảm 17,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu bình quân trong 7 tháng đầu năm đạt 655 USD/tấn, giảm 36% so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý trong tháng 7, xuất khẩu dầu thô sang Thái Lan tăng mạnh trong số các thị trường nhập khẩu dầu thô của Việt Nam. Cụ thể, trong tháng 7, Thái Lan đã nhập khẩu 113.486 tấn dầu thô của Việt Nam với hơn 46,6 triệu USD, tăng 190% về lượng và tăng 84% về trị giá so với tháng 6/2023.
Trước đó trong tháng 5.2023, sản lượng xuất khẩu dầu thô sang Thái Lan tăng vọt lên hơn 158.000 tấn và sụt giảm vào tháng 6. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu dầu thô vào Thái Lan mang về hơn 454,4 triệu USD với 700.581 tấn, tăng 63% về lượng và tăng 18% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Xét về tỷ trọng, trong 7 tháng đầu năm, Thái Lan chiếm tỷ trọng hơn 42% về trị giá và 43,7% về lượng trong xuất khẩu dầu thô của cả nước.
Việt Nam có nguồn dầu mỏ với trữ lượng khoảng 4,4 tỷ thùng, được xếp thứ 28 trong các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xác minh trên thế giới. Từ 1986, dòng dầu thô đầu tiên được khai thác tại mỏ Bạch Hổ. Tháng 4 năm 1987 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô.
Dù là quốc gia khai thác dầu thô, có hoạt động xuất khẩu, Việt Nam vẫn phải nhập một lượng lớn dầu thô về để lọc. Các chuyên gia cho biết, điều này là do chủng loại dầu thô trong nước không hoàn toàn phù hợp với các nhà máy hiện có. Hiện nay, Việt Nam có 2 nhà máy lọc dầu với khả năng lọc các loại dầu thô khác nhau. Trong đó, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sử dụng 100% dầu thô nhập khẩu từ vùng vịnh. Đây là loại dầu khai thác trên sa mạc, đá phiến.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chuyên lọc dầu từ mỏ Bạch Hổ. Tuy nhiên, khi sản lượng dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ ngày càng ít những năm gần đây, đã có một số mỏ có dầu thô khác với công nghệ được thiết kế cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu 2,7 triệu tấn dầu thô, nhưng cũng nhập về 10,2 triệu tấn để lọc dầu, trị giá hơn 7,8 tỷ USD. Lượng dầu thô nhập về chủ yếu sử dụng cho hai nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Dung Quất.
Đối với Thái Lan, quốc gia này nắm giữ 404.890.000 thùng dự trữ dầu đã được chứng minh tính đến năm 2016, đứng thứ 50 trên thế giới và chiếm chưa đến 1% tổng trữ lượng dầu của thế giới. Tổng trữ lượng dầu ở Thái Lan chưa bằng 1 năm tiêu thụ dầu, khiến Thái Lan phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu để duy trì mức tiêu thụ.
Nhịp sống thị trường