Thẩm định tranh quý bị chuyên gia phán là đồ giả, người phụ nữ: "Tôi là con gái của họa sĩ vẽ tranh này"
Mang tranh của bố đi thẩm định mà bị xem là đồ giả, người phụ nữ kể lại chân tướng phía sau.
- 04-01-2024Mang "bắp ngô" đi thẩm định báu vật, bị chuyên gia liên tục chê bai, ông lão tức lên bật thốt: Có biết tôi là ai không?
- 29-12-2023Nghệ sĩ Quyền Linh, BTV Thu Uyên lần đầu đảm nhận vị trí Hội đồng thẩm định WeChoice Awards 2023
- 03-12-2023Mang khối đá đi thẩm định, người phụ nữ run rẩy khi nghe chuyên gia phán: "Nhặt đá đổi đời là có thật!"
Tại chương trình thẩm định cổ vật ở Trung Quốc, một người phụ nữ trung niên đầy khí chất nhã nhặn xuất hiện. Bà giới thiệu bản thân từng giảng dạy văn hóa Trung Quốc tại Đại học Chicago ở Mỹ, hiện làm giáo viên hội họa tại một trường đại học ở nước ngoài.
Bà ăn nói quý phái, câu từ không nhanh không chậm, có thể cảm nhận được bà sở hữu học thức và sự “tu tâm dưỡng tính” hơn người. Cũng giống như bao người tham gia chương trình khác, bà cũng mang đến vật quý để chuyên gia thẩm định.
Dưới sự hướng dẫn của người dẫn chương trình, bà lấy ra bức tranh có tên “Tam dương khai thái” của họa gia nổi tiếng Trung Quốc, Ngô Hoán Chương. Theo người phụ nữ, bức tranh này có ý nghĩa to lớn với bà, nên đã đặc biệt mang đến chương trình để mọi người cùng thưởng thức.
Bức tranh “Tam dương khai thái” chủ yếu miêu tả cảnh thả dê của cậu bé mục đồng ngoài thành. Phong cảnh tự nhiên, nhàn hạ, thể hiện đầy đủ phong cách của Ngô Hoán Chương.
Chuyên gia tại trường quay nhận xét bút pháp của Ngô Hoán Chương có nhiều nét tương đồng với họa gia Đường Dần, hay còn biết đến với tên Đường Bá Hổ, một danh họa, một nhà thơ nổi tiếng đời nhà Minh, thời Minh Vũ Tông. Đường Dần là một trong bốn tài tử nổi tiếng ở Tô Châu và cũng là một trong Minh tứ gia, nhóm bốn danh hoạ nổi tiếng sống vào đời nhà Minh.
Đường Dần nổi tiếng là một tài tử phong lưu, yêu thích tự do và không để ý đến những chuyện nhỏ nhặt, tầm phào. Ông đã thể hiện đặc điểm này vào tranh vẽ, không bị ràng buộc bởi bất kỳ nguyên tắc, khuôn khổ nào, từ đó tạo nên tổng thể sinh động với đường nét phóng khoáng, cả những con vật cũng được đặc tả như thật.
Tất cả những điều này cũng được thể hiện trong bức “Tam dương khai thái” của Ngô Hoán Chương. Từ bức tường thành phía xa đến cậu bé mục đồng, con dê và bụi cây bên cạnh… toàn bộ bức tranh hiện lên như vô cùng sinh động.
Bức “Tam dương khai thái” mà người phụ nữ trung niên mang tới không chỉ gây ấn tượng bằng tranh vẽ, mà còn bởi những hàng thư pháp độc đáo. Thế nhưng chuyên gia cho rằng đây không phải là phong cách thư pháp của Ngô Hoán Chương. Do đó họ nhận định bức tranh này chỉ là hàng giả.
Người phụ nữ nghe vậy nhưng lại không tỏ ra thất vọng hay bất ngờ, bà bắt đầu kể về câu chuyện phía sau bức tranh này.
Bà thừa nhận bản thân chính là con gái của họa gia Ngô Hoán Chương, tên Ngô Tuyết Cần. Lớn lên dưới sự ảnh hưởng nghệ thuật của bố, bà từ nhỏ đã rất thích thư pháp và hội họa truyền thống. Bố cũng chính là thần tượng trong lòng của bà. Do đó bà đã mang bức tranh của bố đến trường quay để mọi người cùng thưởng thức, cũng là cách bà thể hiện sự tôn trọng đối với người cha đáng kính.
Mà chữ trên bức tranh này thật sự không phải bút tích của Ngô Hoán Chương, mà là từ một người bạn của ông, thể hiện tình nghĩa bạn bè đôi bên.
Sau khi kiểm tra lại cùng với thông tin của bà Ngô Tuyết Cần, chuyên gia nhận định bức tranh “Tam dương khai thái” là thật, chỉ riêng bút tích không phải của họa gia mà thôi.
Nguồn: Sohu
Phụ nữ số