Tham vọng phá kỷ lục chính mình, Trung Quốc phát triển tuabin gió mạnh nhất thế giới: Cao tương đương toà nhà 90 tầng, cánh dài 155 mét, quét qua diện tích rộng bằng 10 sân bóng đá
Nhiều người bày tỏ lo lắng rằng các nhà sản xuất châu Âu và Mỹ sẽ bị các tuabin gió khổng lồ của Trung Quốc bỏ xa.
- 02-07-2024Buồn của Trung Quốc: Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng người trẻ không dám tiêu pha, giới hạn tiêu 1 triệu đồng/tháng, bữa ăn ‘nâng lên đặt xuống’ không quá 35.000 đồng
- 02-07-2024Trung Quốc 'gây sốc' khi ra mắt tàu điện ngầm siêu tốc làm bằng sợi carbon đầu tiên trên thế giới: Không cần người lái, chạy như bay với vận tốc 140 km/h
- 01-07-2024Trước khi ‘xả’ hàng triệu cổ phiếu, tập đoàn của Warren Buffett kiếm được bao nhiêu từ hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc?
Năm 2023, Trung Quốc đã vượt qua Đan Mạch để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về khả năng cạnh tranh bằng sáng chế tuabin gió. Nước này mong muốn mở rộng hơn nữa thị phần 60% toàn cầu của mình bằng các tuabin lớn hơn và rẻ hơn.
Để hiện thực hoá điều đó, Trung Quốc liên tục cho ra mắt và chạy thử nghiệm những tuabin gió khổng lồ với công suất 16 MW, 18 MW. Chưa dừng lại ở đó, nhà sản xuất tuabin gió Trung Quốc MingYang Smart Energy đã công bố mẫu tuabin gió ngoài khơi mới có công suất định mức 22 MW, kỳ vọng phá kỷ lục trước đó để trở thành tuabin gió lớn nhất thế giới.
Tại hội nghị China Wind Power 2023 ở Bắc Kinh, Mingyang Smart Energy đã công bố kế hoạch xây dựng tuabin gió ngoài khơi mạnh nhất thế giới với công suất 22 MW, có khả năng sản xuất hơn 500.000 kWh mỗi ngày. Tuabin dự kiến được phát triển và lắp đặt trong khoảng thời gian từ năm 2024 đến năm 2025.
Trên lý thuyết, cỗ máy sản xuất điện gió lớn nhất trên thế giới này sẽ có cánh quạt bằng sợi carbon với đường kính là 310 mét. Khi cánh xoay sẽ quét qua diện tích rộng hơn 75.000 mét vuông, tương đương với khoảng 10 sân bóng đá tiêu chuẩn. Chiều cao của tuabin dự kiến là 325 mét – tương đương với toà nhà 90 tầng.
Tuabin này sẽ hoạt động trong điều kiện tốc độ gió trung bình 8,5 m/s – 10 m/s. Ming Yang cho biết tuabin gió này có khả năng chống bão, thông minh và phù hợp cho cả lắp đặt cố định và nổi.
Trong thời gian gần đây, các công ty Trung Quốc đã công bố một loạt các tua-bin gió ngoài khơi cực lớn. Chẳng hạn như trong tháng 6 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Đông Phương đã hoàn thành việc lắp đặt tuabin gió 18 MW. Đường kính cánh quạt của tuabin này là 260 mét, diện tích quét là 53.000 mét vuông, lớn hơn 7 sân bóng đá có kích thước tiêu chuẩn.
Nhiều người bày tỏ lo ngại rằng các nhà sản xuất châu Âu và Mỹ sẽ bị các tuabin gió khổng lồ của Trung Quốc bỏ xa. Châu Âu và các nhà sản xuất tuabin lớn đang phải chật vật với tình trạng thiếu hỗ trợ chuyên dụng, các vấn đề trong chuỗi cung ứng và các cơ sở lắp đặt mới chậm chạp. Nhiều chuyên gia cho rằng sự cạnh tranh từ Trung Quốc có thể đè bẹp ngành sản xuất của các quốc gia khác trên thế giới.
Tổng hợp
Nhịp Sống Thị Trường