MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tham vọng phi đô la hoá, BRICS rục rịch kế hoạch thách thức trụ cột chính trong thế thống trị của đồng USD

29-05-2024 - 15:05 PM | Tài chính quốc tế

Nhóm BRICS bao gồm các quốc gia mới nổi đang nỗ lực để thoát khỏi sự thống trị của đồng USD.

Tham vọng phi đô la hoá, BRICS rục rịch kế hoạch thách thức trụ cột chính trong thế thống trị của đồng USD- Ảnh 1.

Năm ngoái Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã kêu gọi tạo ra một đồng tiền chung cho riêng BRICS. Nhưng cha đẻ của tên gọi BRICS - nhà kinh tế học nổi tiếng Jim O'Neill – nói rằng ý tưởng này thật “đáng hổ thẹn”.

Trước mắt, việc thiết lập một đồng tiền chung vẫn còn nhiều thách thức. Vì thế, khối các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi cùng các quốc gia mới gia nhập như Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã kêu gọi giao dịch và cho vay bằng đồng nội tệ nhiều hơn, như một cách để phi đô la hoá.

Giám đốc Christopher Granville tại GlobalData TS Lombard viết trong một báo cáo rằng năm nay có thể sẽ có nhiều nỗ lực hơn để loại bỏ đồng USD. Vì khối BRICS sẽ nhóm họp tại thành phố Kazan của Nga từ ngày 22/10 đến ngày 24/10.

Hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh ngày càng quyết liệt đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc, bày lỏ lo ngại về sản xuất dư thừa. Washington cũng đang áp các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với những ngân hàng xử lý các khoản thanh toán đến và đi từ Nga, ngay cả khi chúng được thanh toán bằng đồng nội tệ, chẳng hạn như đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Các ngân hàng trung ương để mắt đến việc chuyển đổi sang tiền kỹ thuật số

Giám đốc Granville cho biết rằng một giải pháp mang tính hệ thống đang được thực hiện. Đó là nền tảng Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho phép thanh toán trực tiếp, ngang hàng đối với các hoá đơn thương mại và giao dịch ngoại hối bằng tiền kỹ thuật số của các quốc gia thành viên. Loại tiền tệ này tương tự như tiền số, nhưng được phát hành và hậu thuẫn bởi các ngân hàng trung ương, gọi là CBDC (Central Bank Digital Currency).

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov gần đây cũng đã giới thiệu một hệ thống thanh toán dựa trên tiền kỹ thuật số. Giám đốc Granville đánh giá đây là dấu hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương đang để mắt tới giải pháp “cách ly Mỹ”.

Điều này sẽ đặc biệt có ý nghĩa đối với Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã có đồng nhân dân tệ kỹ thuật số được sử dụng trong nước. Chúng thậm chí còn được dùng để trả lương cho một số lĩnh vực công.

Tuy nhiên, BIS đã đình chỉ tư cách thành viên của ngân hàng trung ương Nga sau khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra vào năm 2022. Vì vậy, không rõ nền tảng và cơ sở hạ tầng tiền kỹ thuật số sẽ hoạt động như thế nào đối với Nga.

CBDC có thể làm suy yếu vai trò của đồng USD trong thanh toán quốc tế

Giám đốc Granville viết rằng sự tham gia của các ngân hàng trung ương vào hệ thống CBDC có thể làm suy yếu một trụ cột chính đối với vị thế đồng tiền dự trữ chính toàn cầu của USD. Đó là thanh toán quốc tế bên ngoài khu vực đồng euro.

Phân tích của Granville cho thấy đồng bạc xanh chiếm 60% thanh toán quốc tế ngoài khu vực đồng euro vào năm 2023. Điều này trái ngược với tỷ lệ 80% trong tài chính thương mại và 60% dự trữ ngoại hối toàn cầu.

Như Business Insider đã đưa tin gần đây, phương Tây không đủ khả năng để cô lập hoàn toàn các ngân hàng Nga khỏi mạng lưới trao đổi thông tin SWIFT (Worldwide Interbank Financial Telecommunication), vì tác động dây chuyền đối với tài chính thương mại – trụ cột chính của thương mại quốc tế. Đối với dự trữ ngoại hối toàn cầu, đồng bạc xanh vẫn là vua.

Tuy nhiên, việc giảm dần tỷ trọng của đồng USD trong thanh toán quốc tế thông qua nền tảng CBDC phi đô la sẽ làm “suy yếu một trong ba trụ cột của vị thế đồng tiền dự trữ chính toàn cầu của USD”. Tác động vẫn xuất hiện ngay cả khi loại tiền tệ được chọn cho thanh toán xuyên biên giới ít quan trọng về mặt hệ thống bằng đồng USD.

Mặc dù các ngân hàng trung ương đang rục rịch thảo luận về tiền tệ kỹ thuật số, sẽ còn nhiều thách thức trong quá trình triển khai.

Ngay cả Trung Quốc, quốc gia có một trong những loại tiền kỹ thuật số tiên tiến nhất thế giới, cũng dựa vào hệ thống “hai cấp” liên quan đến các ngân hàng với tư cách là người “giữ ví”. Granville viết rằng thiết lập đó tránh làm gián đoạn quá mức mô hình kinh doanh của tổ chức tài chính và tạo ra sự bất ổn tài chính.

Theo BI

Anh Dũng

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên