“Thần dược bổ phổi” tự nhiên, bán đầy chợ nông sản: Ăn thường xuyên giúp tiêu đờm, giảm ho, mùa đông đỡ hẳn dùng thuốc
Theo Đông y, đây là một loại quả không có tính độc, vị ngọt nhưng không gây béo, rất tốt cho sức khỏe, phù hợp với nhiều đối tượng.
- 17-11-2023Có đắt đến đâu cũng nên mua cho mình: Loại quả là "aspirin" tự nhiên của tim, bổ máu, bổ lá lách, vừa chống oxy hóa và tẩy sạch mạch máu
- 16-11-2023Sau khi về hưu, 2 điều tôi giấu kín để con cái không thể tìm thấy: Trở thành người thảnh thơi viên mãn nhất làng
- 16-11-2023Khảo sát 1.500 người sống thọ: Rốt cuộc tập luyện hay nghỉ ngơi mới giúp kéo dài tuổi thọ?
Vào mùa thu đông, không khí tương đối khô lạnh nên dễ xảy ra các vấn đề về phổi, một số bệnh cảm thông thường, sốt, ho có đờm… không được chữa trị dứt điểm cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về phổi.
Để bổ phổi, người ta không chỉ dùng thuốc, mà còn phải chú ý ngay từ thói quen ăn uống mỗi ngày. Trước khi bị bệnh, mọi người nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng nuôi dưỡng và làm ẩm phổi, tránh nguy cơ bị bệnh từ đầu.
Đặc biệt sau khi thời tiết trở lạnh, bạn phải chú ý tới những loại thực phẩm được ví như "thần dược bổ phổi" đến từ tự nhiên. Một trong số đó được đông đảo mọi người biết đến: Quả la hán.
Quả la hán hay còn được gọi là la hán quả, hay giả khổ qua, có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle thuộc họ Bí. Đây là một cây mọc leo được trồng lấy quả và sử dụng chế biến thành các loại nước giải khát rất tốt. Quả la hán có vỏ cứng nhỏ với đường kính khoảng 4 - 6 cm, có hình cầu hoặc hình hơi trái xoan.
Ảnh minh họa: Internet
Cây la hán là loại cây đặc sản của vùng Quảng Tây, Quế Lâm, Trung Quốc. Một số tỉnh miền Bắc Việt Nam cũng đã trồng được loại cây này như Sơn La, Lào Cai… Vì thế, để mua được quả la hán đã không còn khó khăn.
Quả la hán chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, chẳng hạn như chất nhầy: D-mannitol, Protein, Vitamin C cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác như Fe, Mn, Zn, iot, Se… Đặc biệt, theo Đông y, quả la hán có độ ngọt gấp 300 đến 400 lần đường mía nhưng mức calo lại thấp hơn, nên loại quả này thường được dùng thay thế đường cho người bị béo phì, tiểu đường hoặc có vấn đề về tim mạch, lại rất dễ dùng cho cả người già lẫn trẻ nhỏ.
Tác dụng của quả la hán với sức khỏe?
La hán là một loại quả không có tính độc, rất tốt cho sức khỏe, phù hợp với nhiều đối tượng. Thường xuyên sử dụng quả la hán đúng cách thức, liều lượng phù hợp có thể thanh nhiệt giải khát, đồng thời thải độc cho cơ thể, giúp chúng ta có một sức khỏe dồi dào, và cơ thể dẻo dai.
Cụ thể, quả la hán đem tới những tác dụng nổi bật như sau:
Bổ phế
Trong Đông y, quả la hán được biết đến là một vị thuốc có tính mát, vị ngọt, tác dụng vào phế và đại tràng. Vì vậy, quả la hán góp phần quan trọng vào quá trình thanh nhiệt, nhuận tràng và nhuận phế, thông tiện.
Ảnh minh họa: Internet
Liều lượng sử dụng 9 - 15 gram quả la hán/ngày có thể sắc hoặc hãm lấy nước uống, sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị cảm sốt, ho gà, viêm phế quản, lao phổi gây ho và viêm họng, ho nhiều đờm, mất tiếng, đồng thời cũng rất tốt cho người bị táo bón, đái tháo đường…
Thay thế đường
Quả la hán có chứa nhiều saponin tritecpen có vị ngọt tự nhiên, rất phù hợp đối với người bệnh bị mắc bệnh đái tháo đường, đồng thời bệnh nhân có thể sử dụng quả la hán làm nước uống.
Ngoài ra, quả la hán có hàm lượng calo và glycemic thấp nên được đưa vào sử dụng làm chất tạo ngọt trong đồ uống và thực phẩm được nấu chín.
Phòng ngừa ung thư
Trong quả la hán có chứa nhiều chất chống oxy hóa với tác dụng ức chế sự tăng sinh bất thường, nguy cơ lan rộng của các tế bào ung thư và khối u. Ngoài ra, chúng cũng giúp nâng cao tác dụng kháng khuẩn, chống lão hóa. Chất ngọt có trong loại quả này cũng được đánh giá là an toàn và có thể sử dụng với người đang điều trị ung thư.
Nhuận họng
Quả la hán có tác dụng làm dịu các kích ứng niêm mạc bên trong họng hầu ở những trường hợp bệnh nhân bị viêm họng, viêm thanh khí quản. Đặc biệt, với những thường xuyên phải nói nhiều như giáo viên, người dẫn chương trình, ca sĩ, nước uống từ quả la hán rất thích hợp để sử dụng giải khát, nhuận họng thường xuyên, hoặc chữa ho long đờm.
Một số cách sử dụng quả la hán để hỗ trợ điều trị bệnh
Trị khàn tiếng: Lấy một quả la hán, thái nhỏ từng miếng đem đi sắc lấy nước uống 2 đến 3 lần trong ngày hoặc có thể uống dần mỗi lần một ít. sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại tiếng.
Ảnh minh họa: Internet
Bài thuốc trị viêm họng: Bài thuốc này rất đơn giản, sử dụng quả la hán, thái nhỏ rồi hãm với nước sôi, người bị viêm họng sử dụng nước này thay cho nước uống hằng ngày sẽ giúp giảm đau họng rất tốt.
Chữa bệnh táo bón từ quả la hán: Người mắc bệnh táo bón có thể sử dụng quả la hán để điều trị bằng cách lấy quả la hán sắc nước rồi pha thêm chút mật ong uống trong ngày, bài thuốc y học cổ truyền này có công dụng trị táo bón cực kỳ hiệu quả.
Bài thuốc hỗ trợ trị bệnh lao: Sử dụng 60 g la hán với 100 g thịt lợn nạc, đem hầm cùng nhau và sử dụng cùng với bữa ăn hằng ngày, có công dụng bổ phế, hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lao.
(Tổng hợp)