Sau khi về hưu, 2 điều tôi giấu kín để con cái không thể tìm thấy: Trở thành người thảnh thơi viên mãn nhất làng
Sau khi nghỉ hưu, cuộc sống của người trung niên chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi.
- 16-11-2023Khảo sát 1.500 người sống thọ: Rốt cuộc tập luyện hay nghỉ ngơi mới giúp kéo dài tuổi thọ?
- 15-11-2023Gia đình trí thức đặc biệt có tới 6 thế hệ tài hoa đầy mình: Cụ tổ từng làm quan to, con cháu đều là giáo sư - tiến sĩ, kỹ sư nổi tiếng, cống hiến trọn đời cho giáo dục nước nhà
- 04-11-2023Một loại “cỏ bổ thận” chuyên mọc hoang ở ruộng rau, được nhiều người già đào về, hóa ra có rất nhiều công dụng
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ mật thiết và vị tha nhất, nhưng dù thế nào, ai cũng nên có cuộc sống riêng và những điều riêng tư không nên tùy tiện tiết lộ.
Đây là quan điểm mà rất nhiều người lớn tuổi đều đồng tình, trong đó bao gồm bà Lưu Vân, 69 tuổi, sống ở Trung Quốc. Sau khi về hưu, bà tiết lộ cuộc sống của mình rất thảnh thơi và viên mãn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu góp phần cho quá trình này chính là nhờ "giấu kín" 2 điều, không hề tiết lộ với con cái hay người xung quanh.
01. Lương hưu và tiền tiết kiệm
Sau khi làm việc chăm chỉ gần hết cuộc đời, những người đến tuổi nghỉ hưu chắc chắn sẽ có một khoản tiền tiết kiệm nhất định, đa phần cũng sẽ hưởng một khoản lương hưu cố định hàng tháng, cộng thêm một (hoặc vài) bất động sản, khoản đầu tư trong tay nếu có. Đây là những đảm bảo cơ bản để một người có thể tận hưởng cuộc sống sau khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, tiền bạc có mặt tốt cũng có mặt xấu. Bà Lưu Vân đã chứng kiến không ít gia đình đã trở nên bất hòa, cãi vã suốt ngày chỉ vì việc báo hiếu, nuôi cha mẹ già, phân chia tài sản… Điển hình là hàng xóm của gia đình bà cũng từng xảy ra tình trạng như vậy. Khi con cái thiếu tiền để đầu tư, họ đã hỏi xin phần lớn số tiền kiệm của cha mẹ già, sau đó còn bán nhà để có thêm vốn. Cuối cùng, hai ông bà nhà hàng xóm đã phải chuyển đến ở cùng với con cháu. Cuộc sống trở nên vô cùng bất tiện khi họ làm gì, muốn gì cũng không thể tự quyết. Con cháu trong nhà đều ngoan hiền, nhưng vẫn không tránh được những bất đồng, xích mích trong đời sống do cách biệt thế hệ. Điều đó khiến mối quan hệ trong gia đình trở nên rất bất ổn.
Có những gia đình khác còn gặp chuyện đáng buồn hơn khi con cái cãi nhau ầm ỹ, thậm chí kiện ra tòa chỉ vì tranh giành tiền bạc, nhà cửa trong tay cha mẹ già.
Chứng kiến cảnh đó, bà Lưu Vân đã quyết định sẽ không tiết lộ về những tài sản này. Bà tuyên bố với các con từ sớm, đồng thời cũng dạy họ phải sống tự lập, dựa vào chính sức mình để xây dựng sự nghiệp.
Bà cũng cho rằng, hành động "giấu kín" tiền bạc không hẳn là ích kỷ, mà để giúp con cái học cách trân trọng đồng tiền tự làm ra, không sống ỷ lại vào công sức của bố mẹ. Mà hai ông bà cũng tự lo cho cuộc sống của bản thân, được thảnh thơi quyết định mọi điều mình muốn, không phải nhờ vả dựa dẫm hay trở thành gánh nặng cho con cái.
02. Cống hiến quên mình
Sau khi nghỉ hưu, nhiều người quanh bà Lưu Vân vẫn dành toàn bộ sức lực và thời gian cho con cái với mong muốn mang lại trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình. Nhưng mọi chuyện thường phản tác dụng, dù cho đi một cách vị tha nhưng không phải ai cũng nhận được sự đánh giá cao, thậm chí kết quả là những lời trách móc, hoặc đòi hỏi vô tội vạ.
Bà Trương là người sống cùng làng, nổi tiếng nhiệt tình và hướng ngoại. Biết con dâu mang thai, vì sống ở gần, ngày nào bà cũng qua nhà con cái để lo việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày từ sáng tới tối mịt. Sự ra đời của cháu gái khiến gia đình vừa hạnh phúc vừa bận rộn, bà Trương vẫn tiếp tục duy trì thói quen đó, hàng ngày giặt giũ, nấu nướng, chăm cháu và làm việc nhà. Bà còn dùng tiền tiết kiệm của mình để đi chợ, mua sắm đồ cho cháu nhỏ.
Thời gian trôi qua, khi gặp lại bà Trương, mọi người lại thấy bà than thở nhiều hơn vui mừng. Hóa ra bà có mâu thuẫn với con dâu. Sự khác biệt trong quan niệm nuôi dạy con cái, thói quen sinh hoạt khác nhau, tính khí thất thường sau sinh của con dâu khiến gia đình thường xuyên ồn ào cãi vã. Bà Trương rất buồn vì lòng tốt của mình chỉ nhận về những lời chỉ trích, nhưng thực tế tất cả cũng không hẳn là lỗi sai của mỗi mình con dâu.
Chuyện này cũng khiến bà Lưu Vân nhận ra 2 điều. Một là, của cho không quan trọng bằng cách cho. Hai là, thứ bạn cho đi có thể không phải là thứ người khác cần.
Sau khi nghỉ hưu, người cao tuổi cần thể hiện sự quan tâm, yêu thương một cách hợp lý nhưng không được quá lạm dụng, đồng thời nên dành cho mình một khoảng thời gian và không gian nhất định để tận hưởng cuộc sống của riêng mình. Họ không nên đầu tư hết sức lực, thời gian ở con cái và thế hệ sau.
Lời kết
Sau khi nghỉ hưu, cuộc sống của người trung niên chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi. Trong đó, họ cần cân nhắc kỹ về cách xử lý tài sản và cách đối xử với con cái. Giấu tài sản không có nghĩa là không giúp đỡ con cái khi gặp khó khăn, từ chối cho đi một cách vị tha không có nghĩa là quay lưng lại với con cái trong mọi mặt.
Điều chúng ta cần làm là cân bằng các mối quan hệ, giúp đỡ khi cần thiết và sống hòa thuận với con cái, với người thân trong gia đình để có thể tận hưởng một cuộc sống bình yên, viên mãn.
*Nguồn: Sohu
Phụ nữ số