Thâu tóm tại VN đạt kỷ lục, bước vào 'kỷ nguyên mới'
Trong quá trình cổ phần hóa vấn đề đất đai là rất quan trọng nên cần được đánh giá một cách thận trọng và hiệu quả, tránh gây thất thoát, lãng phí.
- 06-08-2019Tại sao đường từ chiến tranh thương mại đến chiến tranh tiền tệ có thể còn xa?
- 06-08-2019Bộ Công Thương sẽ xem xét phát triển điện mặt trời với cơ cấu hợp lý
- 06-08-2019Cuộc đua ngàn tỷ trên bầu trời, hào hứng và thận trọng
Chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 vừa diễn ra chiều nay (6-8) về vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, Chính phủ Việt Nam cũng đã tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, trong đó tập trung cao độ cho tái cơ cấu đầu tư công, hệ thống tài chính ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.
“Riêng đối với DNNN đã có nhiều giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả”, ông Thắng nhấn mạnh.
Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, kết quả cổ phần hoá thoái vốn tại DNNN đã đạt trên 200 ngàn tỷ, gấp đôi giai đoạn 5 năm trước. Thông qua hoạt động này, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã mua và sở hữu được cổ phần của các doanh nghiệp có vốn của nhà nước như Vinamilk, Sabeco....
Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 vừa diễn ra chiều nay (6-8)
“Việc thúc đẩy thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn gắn liền với việc công khai, minh bạch lộ trình cổ phần hoá, thoái vốn sẽ tạo ra các sản phẩm ngày càng hấp dẫn hơn nữa cho thị trường M&A (mua bán, sáp nhập); mở rộng cơ hội cho các nhà đầu tư quan tâm và nghiên cứu cơ hội đầu tư, mua lại cổ phần tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước…”, ông Thắng cho biết thêm.
Nhiều ý kiến cho rằng trong quá trình cổ phần hóa vấn đề đất đai là rất quan trọng, cần được đánh giá một cách thận trọng và hiệu quả nhằm tránh tình trạng gây thất thoát, lãng phí. Vấn đề định giá luôn được quan tâm. Do đó, việc thu hút các tổ chức tư vấn quốc tế có uy tín luôn được chú trọng.
Thị trường định giá của Việt Nam còn non trẻ nên cơ sở dữ liệu để so sánh còn hạn chế. Vì thế, việc cần làm là tìm hiểu, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, định giá quốc tế muốn vào Việt Nam.
Sau một thập niên tăng trưởng mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 55 tỷ USD, thị trường M&A Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội mới.
Tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt gần 5,43 tỷ USD. Dự báo năm 2019, giá trị M&A có thể gần 7,6 tỷ USD.
Các lĩnh vực sôi động nhất trong giai đoạn 2018-2019 tập trung vào khai thác thị trường hơn 96 triệu dân của Việt Nam bao gồm sản xuất hàng tiêu dùng, bất động sản, logistics, thương mại điện tử và bán lẻ.
Theo số liệu thống kê, nếu như năm 2009, tổng giá trị thương vụ M&A mới chỉ đạt 1,1 tỷ USD thì đến năm 2018, con số này đã đạt mốc 10,2 tỷ USD, đưa tổng giá trị thương vụ trong thập kỷ qua đạt khoảng 55 tỷ USD.
PLO