MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thấy con liên tục mệt mỏi, ăn nhiều nhưng sụt cân, cơ thể có mùi táo thối, mẹ vội đưa đi viện thì mới biết con mắc bệnh phải dùng thuốc cả đời

11-12-2021 - 16:58 PM | Sống

Thấy con liên tục mệt mỏi, ăn nhiều nhưng sụt cân, cơ thể có mùi táo thối, mẹ vội đưa đi viện thì mới biết con mắc bệnh phải dùng thuốc cả đời

Tại sao ngày càng có nhiều trẻ em bị bệnh tiểu đường? Làm sao để bố mẹ biết cách phòng bệnh cho con?

Nói đến tiểu đường, nhiều người cho rằng đó là bệnh của những người trung niên và cao tuổi. Nhưng giờ đây, ngày càng nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh tiểu đường, thậm chí cả trẻ nhỏ cũng trở thành bệnh nhân của căn bệnh này.

Chia sẻ với trang KKnews, cha mẹ của một bé gái 6 tuổi ở Quý Dương, Trung Quốc, cho biết, gần đây con gái họ luôn quấy khóc vì đói và ăn rất nhiều nhưng cơ thể lại sụt cân, cả người bơ phờ. Cảm thấy con có gì đó không ổn, bố mẹ đã đưa bé đến bệnh viện khám thì mới biết bé bị bệnh tiểu đường.

Trước kết quả này, bố mẹ bé rất xót xa, không hiểu sao đứa con còn nhỏ mà sao lại mắc bệnh tiểu đường. Hai vợ chồng cảm thấy đau khổ khi nghĩ rằng con mình phải dùng insulin trong cuộc sống sau này.

Thấy con liên tục mệt mỏi, ăn nhiều nhưng sụt cân, cơ thể có mùi táo thối, mẹ vội đưa đi viện thì mới biết con mắc bệnh phải dùng thuốc cả đời - Ảnh 1.
Thấy con liên tục mệt mỏi, ăn nhiều nhưng sụt cân, cơ thể có mùi táo thối, mẹ vội đưa đi viện thì mới biết con mắc bệnh phải dùng thuốc cả đời - Ảnh 2.
Thấy con liên tục mệt mỏi, ăn nhiều nhưng sụt cân, cơ thể có mùi táo thối, mẹ vội đưa đi viện thì mới biết con mắc bệnh phải dùng thuốc cả đời - Ảnh 3.

Cũng theo thông tin đưa trên KKnews, Tiểu Thao là cậu bé 7 tuổi mắc bệnh tiểu đường. Đưa con đến khám tại Phòng khám Nội tiết của Bệnh viện Nhi trực thuộc Đại học Y Trùng Khánh, mẹ của Tiểu Thao cho biết: Hơn 1 năm trước, chị phát hiện ra con trai mình thích uống nước và hay tè dầm. Cho rằng đó là một vấn đề về đường tiêu hoá, chị đã đưa con đến phòng khám tư để điều trị. Nhưng sau một thời gian điều trị, tình trạng của Tiểu Thao không những không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn. Cậu bé thường xuyên cảm thấy buồn nôn và đau bụng. Cuối cùng, Tiểu Thao được đưa đến Bệnh viện Nhi của Đại học Y Trùng Khánh, sau khi được kiểm tra, giáo sư Min Zhu, phó giám đốc khoa Nội tiết, chẩn đoán Tiểu Thao đã mắc bệnh tiểu đường.

Cậu bé Tiểu Minh, 5 tuổi, cũng là một trong những bệnh nhân tiểu đường nhí. Gần đây, cậu bé thường xuyên cảm thấy mệt mỏi sau khi bị cảm lạnh, kém ăn và luôn khó thở. Mẹ bé sau khi ngửi thấy mùi giống như mùi táo thối trên cơ thể con liền đưa đưa cậu đến bệnh viện khám thì thấy nước tiểu có đường. Bác sĩ chẩn đoán Tiểu Minh bị đái tháo đường nhiễm toan ceton nên phải nhập viện ngay.

Thấy con liên tục mệt mỏi, ăn nhiều nhưng sụt cân, cơ thể có mùi táo thối, mẹ vội đưa đi viện thì mới biết con mắc bệnh phải dùng thuốc cả đời - Ảnh 4.

Tại sao ngày càng có nhiều trẻ em bị bệnh tiểu đường? Làm sao để bố mẹ biết cách phòng bệnh cho con?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính có thể làm tổn thương tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh, dẫn đến các bệnh mãn tính và tử vong sớm.

Bệnh tiểu đường được chia thành tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2, tiểu đường thai kỳ và các loại tiểu đường đặc biệt khác. Đái tháo đường ở trẻ em là một bệnh chuyển hóa, về bản chất là một bệnh rối loạn chuyển hóa toàn diện do không tiết đủ insulin tuyệt đối hoặc tương đối, tuy nhiên, đái tháo đường ở trẻ em chủ yếu là do thiếu tuyệt đối, tức là đái tháo đường phụ thuộc insulin. Điều này khác với tình trạng thiếu insulin tương đối ở người lớn mắc bệnh tiểu đường.

Trẻ mắc bệnh đái tháo đường thường khởi phát đột ngột, trẻ càng nhỏ bệnh càng không điển hình, bệnh khởi phát chủ yếu do nhiễm toan ceton, các triệu chứng phổ biến thường gặp là tiểu nhiều, đa niệu, ăn nhiều, sút cân. Vì vậy khi con được chẩn đoán tiểu đường, nhiều cha mẹ rất bất ngờ.

Đối với trẻ em mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát chế độ ăn uống, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng, sử dụng thuốc trong sinh hoạt. Tăng cường thể dục thể thao, nâng cao thể lực, hợp tác tích cực với các phương pháp điều trị tương ứng.

Theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh , Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, BV Đại học Y Hà Nội, một số đối tượng trẻ em có nguy cơ bị tiểu đường bao gồm: Trẻ có bố mẹ mắc bệnh, trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kì, trẻ sinh ra suy dinh dưỡng hoặc những trẻ bị thừa cân, béo phì, lười vận động...

PGS.TS cũng có thêm chia sẻ về việc khi nào cần đưa trẻ đi tầm soát đái tháo đường như sau:

Thấy con liên tục mệt mỏi, ăn nhiều nhưng sụt cân, cơ thể có mùi táo thối, mẹ vội đưa đi viện thì mới biết con mắc bệnh phải dùng thuốc cả đời - Ảnh 6.

Theo XT

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên