Thay đổi bất ngờ của "đại gia" phân phối ô tô lớn nhất Việt Nam sau khi về một nhà với "trùm" BOT
Nhà phân phối Toyota, Ford, Volvo, Lynk & Co đã "thay tên đổi họ", hợp nhất với ông trùm BOT - Tasco, củng cố tham vọng trong lĩnh vực ô tô tại Việt Nam.
- 22-01-2024Thị trường ô tô sắp đón thêm 1 mẫu xe điện mini, giá cực rẻ chỉ từ 194 triệu đồng, lựa chọn thay thế cho Hyundai Grand i10
- 22-01-2024Sở hữu một chiếc ô tô 50.000 USD là mơ ước của nhiều người Mỹ - Đánh vào phân khúc giá rẻ dưới 20.000 USD, liệu VinFast VF 3 có làm nên chuyện?
- 22-01-2024Sản phẩm của tương lai hay cơn sốt nhất thời: Màn 'so găng' nảy lửa giữa ô tô điện và xe hơi truyền thống
Không lâu sau màn sát nhập lịch sử với "trùm BOT" Tasco, SVC Holdings chính thức đổi tên thành Tasco Auto, đồng thời thay đổi bộ nhận diện thương hiệu kể từ hôm 22/1.
Thời gian qua, cái tên SVC Holding (sau đây là Tasco Auto) nhận được nhiều sự chú ý bởi đây là đơn vị phân phối 14 hãng xe bao gồm các thương hiệu lớn như như Toyota, Ford, Mitsubishi và thương hiệu xe sang Volvo, doanh thu của mảng ô tô vượt 1 tỷ USD. Khi về một nhà với Tasco, các kết quả kinh doanh của công ty con này tiếp tục khởi sắc, với quy mô toàn hệ thống lên 86 showroom trên toàn quốc, duy trì thị phần dẫn đầu 13,5% (VAMA, 9T2023).
Một trong những dấu mốc mới nhất của Tasco Auto đó là đưa thành công hãng xe mới Lynk & Co về phân phối tại Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn 4 tháng, thông qua đơn vị thành viên là Greenlynk Automotives. Cuối năm 2023, công ty này tung ra thị trường 3 mẫu xe Lynk & Co, bao gồm 01, 05 và 09. Trong đó, mẫu 01 và 05 là SUV hạng C, mẫu 09 là SUV hạng D với kích thước lớn nhất. Đây cũng là mẫu xe cao cấp nhất của hãng dành cho thị trường Việt Nam ở thời điểm này.
Trong mảng kinh doanh, công ty cũng thực hiện đầu tư vào Carpla - nền tảng phân phối ô tô đã qua sử dụng với 6 Automall trên toàn quốc. Thị trường xe cũ ước tính tăng trưởng 24% hàng năm với giá trị thị trường lên đến 18 tỷ USD vào năm 2028, được xem là mảnh đất màu mỡ cho nền tảng phân phối xe cũ của Tasco Auto.
Về Tasco, đây là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành: Hạ tầng giao thông và dịch vụ ô tô; Bất động sản và nghỉ dưỡng; Tài chính và bảo hiểm. Trong đó, lĩnh vực cốt lõi là hạ tầng giao thông và dịch vụ ô tô, với VETC là đơn vị tiên phong vận hành thu phí điện tử (ETC).
Trước khi thực hiện thương vụ thâu tóm SVC Holdings và đổi tên thành Tasco Auto, Tasco đã chi hơn 402 tỷ đồng mua 100% vốn Groupama Việt Nam và đổi tên thành Bảo hiểm Tasco.
Về doanh thu, năm 2022 Tasco đạt 26.846,6 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 1.218% so với doanh thu quy ước 2021, lợi nhuận trước thuế quy ước 2022 đạt 739,5 tỷ đồng, tăng trưởng 350% so với cùng kỳ 2021. Đóng góp lớn nhất đến từ mảng kinh doanh cốt lõi là dịch vụ ô tô với 25.610 tỷ đồng, chiếm 95,4% tổng doanh thu; mảng thu phí không dừng (VETC) đạt 346 tỷ đồng, chiếm 1,3%; mảng BOT, bất động sản và các lĩnh vực khác đạt 89Sau khi thực hiện hoán đổi, Tasco sở hữu 100% vốn điều lệ của SVC Holdings, đồng thời tổ chức lại và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của SVC Holdings từ công ty cổ phần trở thành Công ty TNHH Một thành viên. Theo đó, Tasco trở thành hệ thống phân phối và dịch vụ ô tô lớn nhất tại Việt Nam
Việc thay đổi tên và nhận diện thương hiệu sang Tasco Auto là một bước chuyển đổi hướng kinh doanh chiến lược mới của Tasco, cho thấy doanh nghiệp này đang hướng hướng trọng tâm của chiến lược kinh doanh sang thị trường ô tô có quy mô nghìn tỷ USD nhưng ẩn chứa không ít rủi ro.
Đời sống & pháp luật