MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thay đổi thói quen để bắt đầu ngày thứ 2 không còn là nỗi ám ảnh

15-06-2020 - 08:58 AM | Sống

Hầu hết chúng ta không nhận ra khi bản thân đang mất tập trung, làm việc không hiệu quả. Dần dần, bạn sẽ hình thành thói quen chủ động trong công việc và ngày thứ hai sẽ không còn là nỗi ám ảnh sau những ngày cuối tuần nghỉ ngơi.

Mọi người nghỉ ngơi cả ngày chủ nhật, và việc quay trở lại công việc vào ngày thứ hai là một nỗi ám ảnh. Dưới đây là cách mà những người thành công sử dụng để khởi đầu một tuần mới đầy năng lượng. Hãy thử thực hiện những gợi ý chúng tôi đưa ra để biến ngày thứ hai của bạn hiệu quả hơn bao giờ hết và nhận ra trước đây mình đã lãng phí thời gian như thế nào.

Nếu bạn cảm thấy không hài lòng về những gì mình đang làm thì rất có thể vì bạn chưa tìm ra hướng đi đúng. Thứ hai của bạn có thể hiệu quả hơn rất nhiều - nếu bạn có thể tránh xa những sai lầm này.

1. Ngủ nướng

Thay đổi thói quen để bắt đầu ngày thứ 2 không còn là nỗi ám ảnh - Ảnh 1.

“Tôi không định nằm ườn ở giường nữa. Báo thức của tôi bị tắt và tôi chỉ…”

Cách bạn chọn để bắt đầu ngày mới lập tức tạo ra động lực khiến bạn làm việc hiệu quả hơn trong những giờ tiếp theo. Nếu bạn thức dậy khi chuông báo thức vang lên lần đầu tiên, bạn sẽ thoát khỏi cám dỗ của việc ngủ nướng. Dần dần từ trong tiềm thức của bạn sẽ hình thành cảm giác chiến thắng giống như vừa đạt được một thành tựu và có khi bạn còn tìm thấy nguồn cảm hứng ở đó.

Những người làm việc kém hiệu quả thường xuyên khởi động ngày mới rất chậm chạp ( họ có thể tắt báo thức một lần, hai lần, hoặc nhiều hơn), rời khỏi giường muộn, pha vội vàng một ly cà phê đá và chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng chỉ trong 7 phút. Rõ ràng, cách bắt đầu này không thể mang lại năng lượng tích cực cho bạn.

2. Kiểm tra email vào buổi sáng

Kiểm tra email của bạn là một thói quen hình thành theo phản xạ. Điện thoại thông báo tin nhắn đến và ngay lập tức bạn mở nó để trả lời.

Những người làm việc năng suất biết rằng kiểm tra email là một thói quen có thể rèn luyện và họ lựa chọn sắp xếp chúng sau khi đã dành cả buổi sáng để làm một việc gì đó quan trọng hơn - ví dụ như giải quyết một dự án khó khăn.

Vài giờ đầu tiên trong ngày là thời điểm bạn có thể làm việc năng suất nhất. Nếu bạn dành những giờ đó để nhâm nhi những ly cà phê, bạn sẽ đánh mất cơ hội đầu tư vào khoảng thời gian quý báu của mình.

3. Tham gia những cuộc trò chuyện vô nghĩa

Nếu bạn đã từng làm việc tại bất kỳ văn phòng nào, thì bạn có thể thấy điều này xảy ra hàng ngày.

Một người nào đó bước vào và bắt đầu một chủ đề mới, mọi người cùng tham gia vào bàn tán về chủ đề đó... Tập trung giải quyết nhanh những công việc là điều bạn nên làm. Nhưng ai đó đi ngang qua bạn và hỏi “Bạn có muốn tham gia không?”. Bạn biết rằng mình còn rất nhiều việc phải làm nhưng cuối cùng bạn vẫn không từ chối.

Đó là một sai lầm.

Những người có năng suất rất ý thức về việc họ dành thời gian ở đâu và như thế nào - ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với từ chối một lựa chọn thú vị vì mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ trước mắt.

Thay đổi thói quen để bắt đầu ngày thứ 2 không còn là nỗi ám ảnh - Ảnh 2.

4. Né tránh những nhiệm vụ quan trọng

Lập danh sách việc cần làm thật dễ dàng. Trả lời email thật dễ dàng. Nhận cuộc gọi (không cần thiết) cũng rất dễ dàng.

Bạn gặp khó khăn trước vấn đề của dự án mới

Bạn gặp khó khăn khi đưa ra đề xuất, ý tưởng mới cho khách hàng của mình

Những người không có năng lực tìm mọi lý do để ưu tiên đưa ra một danh sách việc cần làm khác hơn là tập trung giải quyết các nhiệm vụ khó khăn của họ.

Người năng suất làm ngược lại.

5. Dành thời gian cho những việc “nhẹ nhàng”

Ví dụ điển hình nhất cho trường hợp này là thời gian mà bạn dành cho các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Cho dù mọi người biết thời điểm đầu tiên của tuần mới quyết định năng lượng cho cả tuần thì họ vẫn lãng phí thời gian đó để đọc những tin tức thú vị, hoặc thậm chí chỉ nhìn ra cửa sổ và thư giãn trong giây lát. Những người làm việc kém năng suất vẫn liên tục rơi vào thói quen xấu khi mở Facebook hoặc Instagram - ngay cả khi họ đã biết tất cả nội dung ở đó.

Chỉ cần thay đổi một chút thói quen vào ngày thứ hai, bạn sẽ nhận ra khối lượng công việc mình đã giải quyết tăng lên đáng kể. Việc khởi đầu một tuần suôn sẻ sẽ tạo động lực cho những ngày tiếp theo thay vì áp lực vì những công việc bị trì hoãn và những đống tài liệu chờ được giải quyết. Dần dần bạn sẽ hình thành thói quen chủ động trong công việc và ngày thứ hai sẽ không còn là nỗi ám ảnh sau những ngày cuối tuần nghỉ ngơi.

Theo Goalsontrack Blog

Lưu Ly

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên