Thấy gì từ việc nhân viên ngân hàng lừa tiền khách hàng?
Ảnh minh hoạ
Gần đây, ngày càng nhiều vụ nhân viên ngân hàng lừa tiền. Lý do cơ bản là luật pháp thiếu nghiêm minh và ngân hàng buông lỏng quản trị đạo đức...
- 11-05-2021Vụ vỡ nợ 200 tỉ ở Gia Lai: Thông tin chi tiết việc bắt giam nhân viên Ngân hàng VDB
- 10-05-2021Vụ nhân viên ngân hàng vỡ nợ lớn: Bắt thêm cựu nhân viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam
-
Khi nhận được tiền chuyển nhầm vào tài khoản thì không phải là được, mà nhiều khi còn mất. Ít nhất thì cũng phiền hà, rắc rối và mất thời gian để giải quyết.
-
Vàng không phải là sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày. Đơn giản đó chỉ là sản phẩm mà người dân xem như tài sản để tích lũy, là của để dành. Thậm chí, từ trước đến nay người có tiền mua cả trăm cây vàng cũng không vi phạm gì. Tương tự, người đi mua giùm cho người khác cũng không hề vi phạm
Gần đây thị trường lại nổi lên các vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên quan đến nhân viên ngân hàng. Các luật sư giải thích câu chuyện này như thế nào?
DÙNG "MÁC" NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG ĐỂ LỪA TIỀN
Mới đây nhất, Công an tỉnh Gia Lai đang thông báo rộng rãi ai là nạn nhân trong vụ Chu Nữ Diệu Huyền (sinh 1985, trú tại phường Phù Đổng, Pleiku) lừa đảo 55 tỷ đồng thì liên hệ Phòng Cảnh sát hình sự để trình báo.
Qua điều tra của công an, nhiều người mới vỡ lẽ đối tượng Chu Nữ Diệu Huyền lúc còn làm nhân viên kế toán tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Chi nhánh Gia Lai, đã khoe khắp nơi mình có nhiều mối quan hệ đáo hạn ngân hàng cho cá nhân và doanh nghiệp; đồng thời kêu gọi những người có tiền cho vay trả lãi cao.
Để tạo dựng lòng tin với "con mồi", Huyền tiếp cận đối tượng và giúp họ giải quyết các khúc mắc trong giao dịch dân sự với ngân hàng; sau đó ngỏ lời vay và trả lãi cao.
Do quen biết và tin tưởng, từ giữa năm 2019 đến giữa năm 2020, bà N.T.N nhiều lần chuyển cho Huyền vay với tổng số tiền lên tới hơn 55 tỷ đồng. Thời gian đầu Huyền trả lãi đều nhưng từ nửa cuối năm 2020, chị ta bắt đầu chây ỳ. Đồng thời, còn dựng chuyện với bà N.T.N rằng: đã chuyển toàn bộ số tiền 55 tỷ đồng nói trên cho Lê Thị Thương (sinh năm 1988, trú tại phường Hoa Lư, Pleiku), nhân viên hợp đồng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai. Lê Thị Thương là chủ mưu một vụ lừa đảo khác cũng tại Pleiku.
Khi biết Lê Thị Thương đến cơ quan công an trình báo mình bị vỡ nợ, Huyền nói với chị N.TN rằng đã mang toàn bộ số tiền đó đưa cho Thương và cho biết mình cũng là nạn nhân. Song, qua điều tra, cơ quan công an xác định không có căn cứ khẳng định Huyền mang số tiền vay mượn của chị N. đưa cho Thương. Thay vào đó, đối chiếu với những tài sản nhà cửa, ô tô..., cơ quan điều tra khẳng định Huyền đã chiếm đoạt 55 tỷ đồng đồng để sử dụng cho các mục đích cá nhân.
Tương tự, ngày 11/3, cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Bạc Liêu tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Trịnh Thị Mỹ Phượng (sinh năm 1987, trú tại phường 5, thành phố Bạc Liêu) về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo điều tra, vào thời điểm còn là nhân viên tín dụng một ngân hàng thương mại cổ phần, để có tiền đáo hạn ngân hàng, Phượng hỏi vay ông T.M.Đ với số tiền 800 triệu đồng và thế chấp 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hơn 500 mét vuông tại huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cho ông này. Đồng thời, Phượng cam kết nếu không trả được nợ cho ông T.M.Đ, sẽ chuyển quyền sử dụng đất thửa đất trên để cấn trừ.
Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, Phượng không đáo hạn ngân hàng mà dùng số tiền đó để trả nợ và tiêu xài cá nhân. Không phải một mình ông T.M.Đ dính bẫy lừa mà Phượng còn lừa nhiều người khác và lẩn tránh nên bị chủ nợ truy đòi ráo riết, xã hội đen tạt xú uế vào nhà mẹ đẻ.
Hoặc một vụ khác, cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Bến Tre ra quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Thị Mai Phương (trú tại xã Bình Thới, huyện Bình Đại) nguyên là nhân viên của một chi nhánh ngân hàng tại huyện Bình Đại để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra ban đầu, từ năm 2019 đến giữa năm 2020, khi làm nhân viên một chi nhánh ngân hàng tại huyện Bình Đại, Nguyễn Thị Mai Phương đã vay tiền của nhiều người dân với nhu cầu để đáo hạn ngân hàng. Sau khi nhận tiền, bà Phương sử dụng vào mục đích cá nhân khác với tổng số tiền vay và chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Do không có khả năng chi trả kéo dài nên các cá nhân bị Phạm Thị Mai Phương lừa tiền đã tố cáo với cơ quan chức năng.
Gần đây nhất là vụ việc giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) chi nhánh Nguyễn Kiệm cung cấp hồ sơ, quyết định cấp tín dụng giả mạo của ban lãnh đạo ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt 8 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Đầu tư N&T với lý do "ứng chi phí định giá, chi phí vay vốn và chi phí hoàn thiện hồ sơ vay vốn".
TUYỂN DỤNG CÓ VẤN ĐỀ?
Các vụ nói trên chỉ là một số trong hàng chục vụ đã xảy ra trong mấy năm gần đây về việc nhân viên ngân hàng tạo vỏ bọc hào nhoáng, "nhiều tiền", "giỏi xoay xở", tạo lòng tin để dụ con mồi sập bẫy qua chiêu thức "cho vay hưởng lãi suất cao" hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn trong ngân hàng chiếm đoạt tiền khách hàng.
Trao đổi với luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI, về các vụ việc nêu trên, ông phân tích: khoảng hơn chục năm về trước, số vụ việc nhân viên ngân hàng vi phạm luật pháp trực tiếp và/hoặc gián tiếp như gian dối, tham ô, gian lận là có nhưng không nhiều như mấy năm gần đây.
Nhưng hiện tại, quy mô nền kinh tế phát triển nhanh và mở rộng, ngành ngân hàng cũng tăng trưởng bùng nổ và kéo theo đó, số vụ việc vi phạm luật pháp liên quan đến ngành ngân hàng cũng nhiều thêm.
Luật sư Trương Thanh Đức
"Ngân hàng thời xưa, chỉ một thủ quỹ be bé cũng phải lý lịch 3 đời, phải nhờ công an xác minh, kiểm tra đủ thứ nhưng bây giờ làm gì có chuyện đó. Thậm chí, ngay cả giám đốc chi nhánh cũng chẳng ai kiểm tra lý lịch, khi tuyển dụng đưa vào thế nào thì tiếp nhận thế đấy. Pháp luật phải nghiêm, ngân hàng tuyển dụng phải chặt chẽ thì dù không ngăn hết số vụ vi phạm có liên quan đến nhân thân nhân viên/cán bộ ngân hàng thì cũng hạn chế rất đáng kể".
Luật sư Trương Thanh Đức
Vị luật sư này cho rằng, trước hết, xét ở góc độ tính nghiêm minh của luật pháp ở Việt Nam là có vấn đề, khác hẳn so với ở nước ngoài. Ví dụ, từng có một vụ nổi đình đám mấy năm trước ở một ngân hàng lớn nhưng họ gần như đứng ngoài mọi trách nhiệm. Và vì không có một bản án nghiêm khắc cho ngân hàng này nên về sau, đã xuất hiện rất nhiều vụ na ná như vậy.
Nhiều vụ nhân viên ngân hàng lừa đảo trắng trợ nhưng ngân hàng luôn chối bỏ với lý giải "do các ông hùa với nhau lừa ngân hàng". Đi cùng đó, việc quản trị hệ thống, quản trị đạo đức cán bộ, nhân viên cũng bị buông lỏng. "Bây giờ mà cứ tình trạng đưa đẩy một hồi, đá qua đá về, 10 vụ thì 9 vụ ngân hàng không chịu trách nhiệm thì đương nhiên còn nhiều vụ nữa", ông Đức nói.
Cũng theo ông, việc quản trị con người là vô cùng khó, nếu như không nói là không thể nhưng không vì thế mà ngân hàng bất lực.
Còn theo luật sư Phạm Dạ Quỳnh, Trưởng Văn phòng luật sư Vạn Bảo, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, trong các vụ án trên, về hình thức, hành vi của các nhân viên ngân hàng có những điểm giống giao dịch dân sự nhưng bản chất thì đó là những hành vi nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Ở đây, niềm tin của khách hàng đối với các ngân hàng đã bị một số nhân viên lợi dụng để trục lợi thông qua các hành vi vi phạm pháp luật.
Luật sư Quỳnh cho rằng, mặc dù xảy ra bên ngoài nhưng các ngân hàng cũng cần hạn chế “nhân viên xấu” bằng cách nâng cao chất lượng công tác, quản lý các mối quan hệ của nhân viên. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định liên quan đến giao dịch tài chính; từ đó, tránh tạo “kẽ hở” để một số nhân viên lợi dụng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, vừa xâm hại quyền lợi của khách hàng, vừa ảnh hưởng xấu đến uy tín của chính mình.
Ở một góc nhìn khác, bà Ngô Thị Ngọc Lan, Giám đốc khu vực miền Bắc Navigos Search cho rằng, từ nửa cuối năm 2020 đến nay, khi đại dịch Covid - 19 bùng nổ, Navigos Search vẫn ghi nhận các ngân hàng vẫn có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn nhân sự. Các yêu cầu chủ yếu xoay quanh khả năng nghiệp vụ nhưng sau đó các ngân hàng đều cho nhân viên bồi dưỡng, tập huấn về đạo đức nghề nghiệp.
“Qua đợt bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nhân viên ngân hàng có những ứng xử theo chuẩn mực được đòi hỏi từ nhận thức về trách nhiệm”, bà Lan chia sẻ.
Còn với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thì sao? Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, cơ quan này đang tổng hợp tất cả các ý kiến của các hội viên để xây dựng "khung" chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng nhằm áp dụng cho toàn hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam. Hiện tại, Hiệp hội đã tập hợp được nhiều phản hồi tích cực và dự kiến sẽ sớm ban hành "sổ tay" về vấn đề này.
Vneconomy