MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thay vì vung tiền phung phí, tôi đã "nghiện" tiết kiệm nhờ 3 thói quen đơn giản này

24-06-2024 - 06:59 AM | Lifestyle

Thay vì vung tiền phung phí, tôi đã "nghiện" tiết kiệm nhờ 3 thói quen đơn giản này

Làm sao để duy trì thói quen tiết kiệm về lâu dài là thắc mắc chung của nhiều người?

Bạn chắc hẳn đã nghe nhiều lời khuyên về tiết kiệm ngay từ khi còn trẻ. Dù vậy, không dễ dàng để mọi người nắm bắt và thực hiện theo các mẹo tiết kiệm đó.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng tiết kiệm tiền không những mang lại lợi ích về mặt tài chính mà còn cải thiện khả năng suy nghĩ và quản lý cuộc sống của bạn một cách hiệu quả. Dưới đây là 3 mẹo tiết kiệm tiền đơn giản được Business Insider gợi ý để khiến hành trình tích luỹ tài sản của bạn "dễ thở" hơn.

1/ Làm mới ngân sách chi tiêu của bạn

Thu thập tất cả thông tin về dòng tiền ra vào hàng tháng trong tài khoản ngân hàng của bạn, từ đó đánh giá tổng quan về sức mạnh tài chính. Thống kê lại tất cả khoản chi tiêu của bạn bằng cách xem lại sao kê của thẻ tín dụng, ghi chép từ tài khoản ngân hàng và ghi chép cá nhân. Đừng bỏ lỡ bất kỳ khoản tiêu xài nào, dù chúng mang giá trị nhỏ. Việc biết được tiền lương của mình được chi tiêu ở đâu, cất giữ như thế nào và bạn đang có khoản nợ gì hay không là bước cơ bản để xây dựng sức khoẻ tài chính.

Thay vì vung tiền phung phí, tôi đã

Ảnh minh hoạ

Sau khi biết được tổng thể khoản chi tiêu của mình, đây là lúc bạn lập ngân sách chi tiêu. Hãy chia nhỏ thu nhập hàng tháng của mình vào từng khoản tiêu dùng khác nhau như chi phí sinh hoạt, tiết kiệm và đầu tư,... Đồng thời nhớ kỹ 1 nguyên tắc là bạn cần tuân thủ ngân sách chi tiêu đề ra.

Sau khi có ngân sách chi tiêu, tiếp theo sẽ là thời điểm tốt nhất để bạn thực hành cắt giảm các khoản chi. Chẳng hạn vào tháng này, bạn đặt mục tiêu chỉ tiêu tiền vào những chi tiêu cần thiết và tiền nhà cửa. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 khoản kha khá, hạn chế dùng tiền vào chi tiêu lãng phí đấy.

2/ Đặt mục tiêu tiết kiệm

"Tôi cần tiết kiệm nhiều hơn" không phải là mục tiêu tài chính hiệu quả đâu. Thay vào đó "tôi cần 500 triệu đồng để đủ tiền đặt cọc mua nhà", hay "tôi cần 10 triệu đồng cho chuyến du lịch nghỉ dưỡng sắp tới" lại là 2 mục tiêu tiết kiệm đúng đắn và dễ khiến bạn hoàn thành chỉ tiêu.

Cần nhớ, dù có bao nhiêu tiền tiết kiệm thì bạn cũng nên xây dựng 1 quỹ khẩn cấp, hay quỹ chìm. Quỹ khẩn cấp là số tiền tiết kiệm được cho 1 mục tiêu tài chính dùng vào những trường hợp không mong muốn, đột nhiên cần số tiền lớn như bị tai nạn, thất nghiệp,...

Hãy sớm đặt các mục tiêu tiết kiệm để nhanh chóng hoàn thành ước mơ tài chính. Hoặc bạn có thể kiểm kê lại các mục tiêu tiết kiệm trong quá khứ chưa hoàn thành để đánh giá bản thân có thể cần cải thiện ở đâu.

Thay vì vung tiền phung phí, tôi đã

Ảnh minh hoạ

3/ Tự động hoá tài khoản tiết kiệm

Đây là cách bạn đặt chức năng tự động chuyển khoản tiền từ tài khoản nhận lương sang tài khoản tiết kiệm. Như thế, hàng tháng bạn sẽ đều đặn trích được một phần thu nhập vào quỹ tiết kiệm, sau đó... hãy quên nó đi, để không lỡ chi tiêu chúng vào các mục đích tài chính không cần thiét.

Bạn sẽ thấy số tiền tiết kiệm của mình tăng lên nhanh chóng sau khi cài đặt chế độ tự động hoá. Nhiều người chia sẻ vớ i Business Insider, họ đã sống tiết kiệm và có nhiều tích luỹ hơn sau khi theo đuổi phương pháp này. Việc tách riêng tài khoản nhận lương và tài khoản tiết kiệm, giúp họ phải suy nghĩ về lý do họ muốn truy cập vào tài khoản đó. Họ sẽ tự hỏi, liệu tôi có nên lấy tiền vốn dành để tiết kiệm đi mua nước, bánh và những khoản chi tiêu không cần thiết khác hay không. Cứ như thế, quỹ tiết kiệm của họ sẽ tăng dần theo thời gian.

Nguồn: BI 

Theo Nguyệt

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên