The Diplomat: Việt Nam tận dụng đầu tư thông minh, nhắm thẳng mục tiêu cường quốc công nghệ
Tờ The Diplomat cho rằng tận Việt Nam đang tận dụng một cách thông minh đầu tư nước ngoài để xây dựng nền tảng cho một cường quốc công nghệ.
- 19-09-2023Việt Nam tiến vào lĩnh vực 'quan trọng sống còn' của Mỹ: Kế hoạch 39.000 tỷ ấn định, mở cửa đón 'đại bàng'
- 18-09-2023Việt Nam mở cánh cửa lịch sử: Mỹ chớp cơ hội vàng, ngỏ ý dự án gần 7 tỷ đô đưa 1 cái tên vươn tầm thế giới
- 17-09-2023Tăng cường quảng bá thương hiệu Việt Nam tại Trung Quốc
- 16-09-2023Việt Nam ra quyết định hiếm thấy: Thỏa thuận chục tỷ đô ấn định, mang chiến thắng đậm cho 'gã khổng lồ' của Mỹ
Làn sóng đầu tư sau chuyến thăm của Tổng thống Biden
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội ngày 10/9 đã mở ra mối quan hệ sâu sắc hơn trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Mỹ và điểm đáng chú ý nhất mà hai nước có được những thành công cụ thể đáng ca ngợi là lĩnh vực bán dẫn.
Tổng thống Biden đã công bố các dự án AI của Nvidia và Microsoft, các trung tâm thiết kế bán dẫn mới tại Thành phố Hồ Chí Minh của Synopsys và Marvell, lễ khai trương cơ sở đóng gói chip Amkor trị giá 1,6 tỷ USD gần Hà Nội vào tháng 10…
Nhiều hoạt động đầu tư trong số này tiếp tục xu hướng các công ty chip hàng đầu của Mỹ và khác đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Việt Nam hy vọng rằng những khoản đầu tư cơ bản này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam vươn lên sản xuất chip có giá trị cao hơn.
Sự trỗi dậy của ngành công nghiệp chip Việt Nam
Ngành công nghiệp chip của Việt Nam bắt đầu từ năm 1979, khi chính phủ thành lập Nhà máy Z181. Được tách ra từ một phòng thí nghiệm vật lý của Viện Kỹ thuật Quân sự Việt Nam, cơ sở nhà nước này sản xuất hai dòng sản phẩm: các linh kiện chip như bóng bán dẫn, điốt, cảm biến và thiết bị sản xuất vật liệu bán dẫn.
Tuy nhiên, đến đầu thập niên 1990, do những thay đổi trên thế giới, hoạt động sản xuất, đóng gói chip vi mạch của nhà máy Z181 đã phải dừng lại.
Sau hai thập kỷ, Việt Nam quay trở lại ngành công nghiệp chip toàn cầu, với Công ty bán dẫn FPT cung cấp dịch vụ VLSI vào năm 2014 và Trung tâm thiết kế vi mạch Viettel khai trương vào năm 2017.
Sự trỗi dậy của ngành công nghiệp kỹ thuật số Việt Nam có được thành công rất lớn nhờ hơn 30 công ty nước ngoài thực hiện thiết kế, lắp ráp và thử nghiệm vi mạch tại đây.
Intel chuẩn bị mở rộng địa điểm lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói chip (ATP) . Amkor cũng sẽ mở rộng cơ sở ATP hiện có của mình và Synopsys đang chuyển hoạt động thiết kế EDA từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Từ Hàn Quốc, Samsung đã đầu tư gần 1 tỷ USD vào một cơ sở linh kiện bán dẫn vào năm 2022 và có kế hoạch mở rộng cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên này để sản xuất chip hoàn chỉnh vào năm 2023. Cuối cùng, hàng chục nhà cung cấp Hà Lan cho ASML đã săn đón Việt Nam làm địa điểm để đầu tư.
Đề xuất của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen rằng Việt Nam có thể được hưởng lợi từ quỹ an ninh chuỗi cung ứng quốc tế trị giá 500 triệu USD của Đạo luật Khoa học và CHIPS là minh chứng cho điều này.
Việt Nam không thu hút đầu tư một cách "mù quáng"
Chính phủ Việt Nam đã tạo ra nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng các nhà hoạch định chính sách muốn đảm bảo rằng các công ty nước ngoài sẽ hỗ trợ năng lực công nghệ trong nước của Việt Nam.
Tờ The Diplomat nhận định, Việt Nam không "mù quáng" thu hút tất cả nhà sản xuất chip nước ngoài cấp thấp.
Quốc gia Đông Nam Á muốn nâng cao năng lực kỹ thuật để giành được phần lợi nhuận lớn hơn từ các sản phẩm cuối cùng mà Việt Nam sản xuất.
Để đạt được mục tiêu đó, Bộ Công Thương khuyến khích các công ty nước ngoài - đặc biệt là những công ty nhận trợ cấp của chính phủ - thiết lập các chương trình nghiên cứu chung với các tổ chức địa phương.
Ví dụ điển hình cho điều này là thỏa thuận đào tạo thiết kế chip giữa Synopsys với Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh; hợp tác giữa Samsung và chương trình phát triển nhà cung cấp trong nước của Bộ Công Thương.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm của nhà nước như Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia và Vườn ươm CNTT Việt Nam-Hàn Quốc tiếp tục phục vụ nỗ lực của Việt Nam nhằm chuyển đổi sang đóng góp giá trị cao hơn cho chuỗi cung ứng chip toàn cầu.
Việt Nam còn một chặng đường dài để trở thành một nền kinh tế sản xuất chip tiên tiến, nhưng các nhà hoạch định chính sách của nước này đang tận dụng một cách thông minh sự độc lập về địa chính trị và đầu tư nước ngoài để xây dựng nền tảng cho một cường quốc công nghệ, tờ The Diplomat nhận định.
Nhịp sống Thị trường