MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

The Economist: "Tia sáng bất ngờ" của năng lượng mặt trời ở Việt Nam sẽ thay đổi quan điểm của các nhà lãnh đạo

Ngoài dự kiến, đến cuối năm 2019, Việt Nam đã xây dựng các nhà máy năng lượng mặt trời mới với tổng công suất lên tới 5 GWh - nhiều hơn cả Úc - nơi có nền kinh tế lớn gấp gần 6 lần.

Năm 2017, năng lượng mặt trời gần như đóng góp không đáng kể vào cơ cấu năng lượng của Việt Nam. Thời điểm đó, để tăng cường việc áp dụng công nghệ cao cho ngành năng lượng, Chính phủ đã đề nghị trả cho nhà cung cấp một khoản trợ giá hào phóng 0,09 USD cho mỗi kWh được sản xuất bởi các nhà mát năng lượng mặt trời lớn, nhưng chỉ khi họ bắt đầu hoạt động trong vòng 2 năm tới kể từ thời điểm đó. Dự kiến tổng công suất khoảng 850 MW sẽ được lắp đặt. 

Thế nhưng ngoài dự kiến, đến cuối năm 2019, Việt Nam đã xây dựng các nhà máy với tổng công suất lên tới 5 GWh - nhiều hơn cả Úc - nơi có nền kinh tế lớn gấp gần 6 lần.

Sự gia tăng đáng ngạc nhiên hơn là các điều khoản được cung cấp từ Tổng công ty Điện lực Việt Nam - EVN. Mặc dù mức ưu đãi FIT mà chính phủ đưa ra là rất hấp dẫn, khi chi phí vốn thường lên tới 0,05-0,07 USD/kWh, thì EVN cũng chỉ hứa sẽ mua điện từ họ và những ngày cần thiết, chứ không phải bất kỳ ngày nào. Các nhà phát triển lo lắng rằng, các nhà đầu tư tiềm năng sẽ chùn bước trước điều đó. Nhưng hóa ra, họ đã nhảy vào cơ hội kiếm tiền từ sự "thèm khát" năng lượng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 5 - 7% mỗi năm trong vòng hai thập kỷ qua. Chính phủ có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng điện vào năm 2030, nhưng ước tính rằng nguồn cung có thể sẽ bị thiếu hụt ngay trong năm 2021. Việt Nam cần phải tìm các nguồn năng lượng mới càng sớm càng tốt.

Than là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của Việt Nam. Theo kế hoạch hiện tại, lượng các nhà máy nhiệt điện than sẽ sớm tăng gấp ba. Nhưng việc xây dựng đã bị trì hoãn bởi quy định, sự phản đối của địa phương và mức độ quan tâm của nhà đầu tư. Xây dựng một nhà máy điện than mới được cho là sẽ gây hại. Các nhà máy năng lượng mặt trời, ngược lại, tạo ra ít sự phản đối hơn nhiều, và chỉ mất khoảng hai năm để xây dựng.

Nhưng sự bùng nổ năng lượng mặt trời không phải là hoàn toàn có lợi. Hầu như tất cả các nhà máy năng lượng mặt trời mới đều ở phía đông nam - với tràn ngập ánh nắng. Quá nhiều nhà máy và đôi khi EVN buộc phải từ chối mua điện mà họ sản xuất ra - đó chính xác là điều mà các nhà phát triển đã lo sợ. 

The Economist:  Tia sáng bất ngờ của năng lượng mặt trời ở Việt Nam sẽ thay đổi quan điểm của các nhà lãnh đạo - Ảnh 1.

Hơn nữa, cái giá của FIT không hề rẻ, dù vậy, Chính phủ đang dần thích nghi. Việt Nam đã bắt đầu cải thiện lưới điện và vào tháng 11 đã ra nghị định nói rằng trong tương lai, Việt Nam sẽ không áp dụng FIT, mà thay vào đó bán đấu giá quyền bán năng lượng mặt trời cho lưới điện, với người chiến thắng là công ty cung cấp mức giá bán thấp nhất.

Các nhà môi trường hy vọng rằng thành công của năng lượng mặt trời sẽ thuyết phục Chính phủ thu hẹp kế hoạch xây dựng các nhà máy đốt than. Năng lượng gió và mặt trời gần như đã đạt được mục tiêu hiện tại là cung cấp 10% năng lượng, sớm mười năm so với kế hoạch. 

Hiện tại, điện gió và điện mặt trời có thể dễ dàng lấn vào 43% cổ phần được phân bổ cho điện than. Các nhà phân tích cho rằng, sau tất cả, giá có thể sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng có lợi cho năng lượng tái tạo. 

Wood Mackenzie, một công ty tư vấn, cho rằng năng lượng từ các nhà máy năng lượng mặt trời lớn ở Đông Nam Á sẽ có giá rẻ nhất so với hầu hết các nhà máy điện than trong vòng 5 năm. Dù vậy, các nhà máy than có tuổi thọ lên tới nhiều thập kỷ, thế nên Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác có nguy cơ bị mắc kẹt trong chúng.

Ở Malaysia, một cuộc đấu giá gần đây để xây dựng một nhà máy năng lượng mặt trời công suất 500 MW đã thu hút được giá thầu cao gấp 13 lần. Ở Campuchia, nhà thầu trúng thầu xây dựng nhà máy công suất 60 MW cho biết họ sẽ cung cấp điện với mức giá dưới 0,04 USD/kWh, mức thấp kỷ lục của khu vực. Mặc dù tiềm nănng của các nhà máy than ở Đông Nam Á vẫn còn rất lớn, khoảng 100 GWh, thì Cơ quan Năng lượng Quốc tế -  một think tank - đã nhận thấy sự thay đổi dần dần trong 5 năm qua. Tốc độ phê duyệt cho các nhà máy than mới đã chậm lại; đối với năng lượng mặt trời thì đã tăng vọt.

Kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy rằng không phải tất cả các nhà máy than đã được lên kế hoạch sẽ được xây dựng. Dù rằng có thể, Đông Nam Á vẫn sẽ còn phải tiếp tục đốt than - nhiều hơn những gì các nhà hoạt động môi trường mong muốn, nhưng tia sáng bất ngờ của năng lượng mặt trời ở Việt Nam ít nhất sẽ thay đổi quan điểm của các nhà lãnh đạo về tiềm năng của chúng.

Hoàng An

The Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên