Thế giới đang cạn kiệt nguồn thuốc kháng sinh!
Vào ngày 20/9/2017 vừa qua, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo thế giới đang cạn kiệt nguồn thuốc kháng sinh để đối phó với tình trạng gia tăng nhanh chóng sự đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn!
- 31-10-2017Ngưng kháng sinh lại, nghỉ ngơi đi: Việc còn lại để hệ miễn dịch lo
- 30-10-20174 điều bố mẹ phải làm được nếu muốn nuôi con không dùng thuốc kháng sinh
- 11-10-2017WHO cảnh báo: Kháng sinh, thứ thuốc người Việt 'hễ ốm là dùng' là mối nguy có thể khiến 10 triệu người tử vong nếu như cứ lạm dụng quá đà!
Tìm hiểu về thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là tất cả các hợp chất tự nhiên, bán tổng hợp hay tổng hợp có tác dụng kháng khuẩn.
Thuốc kháng sinh có vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn gây ra như: bệnh lao, thương hàn, dịch tả… và được chia thành nhiều nhóm thuốc khác nhau:
Nhóm beta-lactamin (penicillin,ampicillin, amoxicillin, cephalosporin…).
Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, roxithromycin…).
Nhóm teracyclin (doxycylin, minocyclin…).
Nhóm phenicol (chloramphenicol, thiamphenicol).
Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin…).
Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…).
Mỗi nhóm thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn (sự nhạy cảm của thuốc kháng sinh trên vi khuẩn) khác nhau và đáp ứng điều trị với các bệnh lý khác nhau.
Các thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ với mức độ nhẹ như: dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy… hoặc thậm chí nghiệm trọng như sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong!
Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể gây ra rối loạn cân bằng tạp khuẩn đường ruột và nhiễm nấm Candida ở da, miệng, ruột…
Thế giới đang cạn kiệt nguồn thuốc kháng sinh
Kể từ khi Alexander Fleming phát hiện penicillin vào đầu những năm 20, kháng sinh đã có vai trò hết sức quan trọng trong y học. Nhờ có kháng sinh mà nhiều căn bệnh nhiễm khuẩn (viêm phổi, viêm ruột…) được điều trị dễ dàng và các phẫu thuật có thể tiến hành vì ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng. Từ kết quả đó, hàng trăm triệu người trên thế giới đã được cứu sống.
Nhưng hiện nay, các chuyên gia y tế trên thế giới đang cảnh báo nhiều loại vi khuẩn đang ngày càng đề kháng với kháng sinh, khiến cho việc điều trị ngày càng khó khăn đối với các bệnh nhiễm khuẩn và làm gia tăng tỉ lệ tử vong.
Lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng sai thuốc kháng sinh không theo đúng chỉ định điều trị, là hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh. Việt Nam là một trong những quốc gia có sự gia tăng nhanh chóng tình trạng đề kháng kháng sinh vì những nguyên nhân này.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang miệt mài tìm ra các loại kháng sinh mới
WHO cảnh báo tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh là nguy cơ lớn nhất đe dọa sức khỏe con người. Hiện nay, chỉ riêng vi khuẩn lao kháng thuốc mỗi năm đã cướp đi sinh mạng của 250.000 người trên toàn thế giới!
Hầu hết các loại thuốc kháng sinh hiện có chỉ là giải pháp tạm thời, vì trong một thời gian ngắn các loại thuốc này sẽ bị vi khuẩn đề kháng! Trong số 51 loại kháng sinh mới đang trong quá trình nghiên cứu lâm sàng, chỉ phát hiện được 8 loại có hiệu quả trong điều trị.
Theo WHO, tốc độ gia tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn sẽ vượt qua tiến trình điều chế thuốc kháng sinh vì đang diễn tiến rất chậm. Do đó, WHO kêu gọi các chính phủ và các doanh nghiệp, khẩn cấp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các loại thuốc kháng sinh mới, để đối phó với tình trạng cạn kiệt nguồn thuốc kháng sinh hiện nay.
Nếu nền y học thế giới không phát triển kịp, để đối phó với tình trạng đề kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng, “sẽ đến ngày thế giới không còn thuốc kháng sinh” không còn là lời cảnh báo mà đã trở thành sự thật!
Sức Khỏe và đời sống