Thế giới kinh ngạc cách người Mỹ ‘chăn’ gà: Biến đây trở thành ‘cỗ máy protein’, sau 75 năm tăng gấp đôi trọng lượng, giảm một nửa thời gian vỗ béo
Thịt gà là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ.
- 02-11-2022Chăn nuôi lợn trên cao ốc ở Trung Quốc: Từng bị coi là bất hợp pháp nhưng đang là sự đảm bảo cho những bữa cơm có thịt ở nền kinh tế tỷ dân
- 31-10-2022Trang trại nuôi lợn 'cao nhất thế giới": 26 tầng, chăn nuôi tự động, có thể chứa 650.000 con lợn
- 04-11-2021Trung Quốc công bố bước đột phá mới nhằm tách rời Mỹ: Sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng... khí thải
Trong nhiều năm, các nhà sản xuất thịt bò lớn nhất thế giới đã đưa ra nhiều giả thuyết tiêu cực về đồ giả chay để lấy lại thị hiếu khách hàng. Tuy nhiên, toàn bộ ngành công nghiệp này đã hiểu sai. Đồ giả chay, với thị phần nhỏ bé và bộ phận những người tiêu dùng đang ngày càng suy yếu, không phải kẻ thù thực sự.
Thực tế, thịt gà mới chính là đối thủ nặng ký nhất của thịt bò. Nó đã vượt qua thịt bò về lượng tiêu thụ bình quân đầu người ở Mỹ vào năm 1993 và khoảng cách đó ngày càng nới rộng. Người Mỹ dự kiến sẽ ăn trung bình 100 pound thịt gà trong năm nay, trong khi ở thịt bò chỉ khoảng 50 pound.
Do giá thịt bò tăng cao, ngày càng nhiều người có xu hướng chuyển sang thịt gà. Món ăn từng bị coi là ‘nhạt nhẽo’ bỗng trở nên hấp dẫn lạ thường; hấp dẫn đến nỗi người ta có thể xếp hàng dài mua bánh mì gà rán Popeyes.
“Sẽ rất khó để xoay chuyển. Đây là xu hướng dài hạn”, David Maloni, đại diện công ty tư vấn chuỗi cung ứng Datum FS cho biết.
Theo IBISWorld, hoạt động sản xuất gia súc tạo ra doanh thu 85 tỷ USD vào năm ngoái. Hầu hết là các trang trại do gia đình sở hữu ở các bang như Texas và Kansas, trong đó, một số nhà sản xuất thịt bò đang gặp khó khăn do hạn hán, lạm phát và cạnh tranh từ thịt gà giá rẻ.
Lấy đồ ăn nhanh và đồ takeaway làm ví dụ. Vào năm 2022, 4/10 món ăn được đặt nhiều nhất trên Grubhub chủ yếu được làm từ thịt gà (gà quesadilla, bánh mì kẹp gà rán, gà tikka masala và cánh không xương). Đây cũng cũng là thành phần chính trong các các món ăn phổ biến khác như burritos, salad Caesar hay pad thai.
Nhu cầu tăng cao khiến các doanh nghiệp kinh doanh thịt gà bội thu. Popeyes ghi nhận doanh thu tăng gấp 3 lần sau 5 năm. Dave's Hot Chicken, đồng sáng lập vào năm 2017 bởi đầu bếp Thomas Keller, cũng đang mở rộng quy mô hoạt động mỗi tháng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
Theo Datassential, năm ngoái, bánh mì gà rán là món ăn phổ biến thứ hai, chỉ sau món burritos dành cho bữa sáng. McDonald's gọi thịt gà là một trong những động lực tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi Taco Bell đã thử bán cánh gà như một phần của nỗ lực tiếp cận bộ phận Gen Z.
Theo một cuộc thăm dò mới đây của Morning Consult, 41% người trưởng thành ở Mỹ cho biết họ chọn ăn thịt gà. Thịt gà đang chiến thắng áp đảo, bất kể người tiêu dùng là dân thành thị hay nông thôn, trung lưu hay giàu có. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy tuổi càng cao, người ta càng có xu hướng ăn thịt gà.
Tuy nhiên, khi được hỏi bản thân thực sự thích ăn loại thịt nào hơn, nam giới và gen Z lại trả lời là thịt bò. Điều đó có nghĩa là hàng triệu người Mỹ rõ ràng thích thịt bò hơn, song vẫn chọn thịt gà vì chúng rẻ.
“Còn rất nhiều việc phải làm để hồi sinh thịt bò. Đại dịch có thể là yếu tố giúp ích bởi người Mỹ đang nấu ăn ở nhà nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ quan tâm hơn đến hương vị. Lúc này, thịt bò sẽ có lợi thế”, Glynn Tonsor, Giáo sư kinh tế nông nghiệp tại Đại học Bang Kansas với hơn 15 năm kinh nghiệm, cho biết.
Chiến dịch “Beef. It’s What's For Dinner” ra mắt vào đầu những năm 1990. Đặt trên nền nhạc nền sôi động với phần lồng tiếng của Robert Mitchum, quảng cáo đưa ra thông điệp “thịt bò là một phần lối sống của người Mỹ”, đồng thời được kỳ vọng có thể thay đổi xu hướng đi xuống của thịt bò vốn bắt đầu từ năm 1976.
Vào năm 2022, Ủy ban Thịt bò Mỹ chi khoảng 20 triệu USD cho quảng cáo. Con số này giảm xuống chỉ còn khoảng 1,8 triệu USD vào năm ngoái, tức chiếm một phần rất nhỏ trong tổng ngân sách 150 triệu USD phân bổ trong danh mục thịt và hải sản.
Greg Hanes, Giám đốc điều hành của Beef Board, thừa nhận rằng người Mỹ suốt 40 năm qua không còn lựa chọn thịt bò. Ông hy vọng họ sẽ suy nghĩ lại khi điều kiện kinh tế được cải thiện.
Hiện tại, các quảng cáo của Beef Board chủ yếu nhắm mục tiêu đến các bậc cha mẹ và bác sĩ nhi khoa bằng cách tạo thông điệp: thịt bò là nguồn dinh dưỡng cực kỳ hữu ích cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Ngành công nghiệp thịt bò nói chung cũng đang cố gắng PR bằng cách rao giảng nhiều thông điệp về dinh dưỡng.
Ngành công nghiệp thịt bò biết điểm yếu của mình. Các thông tin xoay quanh tác động của thịt bò đối với môi trường và khí hậu khiến người tiêu dùng cảm thấy tội lỗi khi mua chúng.
Các chiến dịch giúp thịt bò lấy lại hình ảnh theo đó ra đời. Chẳng hạn, Tyson mới đây ra mắt Brazen Beef, thương hiệu cam kết cắt giảm 10% lượng khí thải nhà kính so với sản xuất truyền thống nhờ công nghệ hiện đại.
“Đối với thịt bò, chúng tôi cần kể câu chuyện của mình”, Justin Tupper, một chủ trang trại gia súc lâu năm đến từ St. Onge, Nam Dakota, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc Mỹ, nói. “Rất khó để thay đổi mọi thứ.”
Gia cầm trước Thế chiến II không được nuôi để lấy thịt. Chúng gầy, nặng trung bình khoảng 3 pound và mất tới 3 tháng để có thể giết thịt. Điều này khiến thịt gà trở nên hiếm và đắt đỏ, chủ yếu chỉ có trong các ngày lễ và bữa tối Chủ nhật.
Sau chiến tranh, người Mỹ khao khát thịt bò. Các bữa tiệc nướng vùng ngoại ô càng khiến loại thịt này được săn đón và trở thành một phần truyền thống của người Mỹ.
Cuối những năm 1940, chính phủ hợp tác với chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn nhất vào thời điểm đó để tài trợ cho cuộc thi Chicken of Tomorrow. Giải thưởng tiền mặt hấp dẫn lôi kéo nông dân nuôi gà béo hơn.
“Họ muốn thịt gà có ức lớn để cạnh tranh với bít tết và thịt lợn. Gà hồi đó gầy lắm”, Emelyn Rude, tác giả cuốn “Hương vị như thịt gà: Lịch sử giống loài yêu thích của Mỹ” cho biết.
Cuộc thi sau đó đã tạo ra cú huých cho thị trường thịt gà. Vào đầu những năm 1970, sản lượng thịt đã tăng gấp 3 lần so với hồi Thế chiến thứ hai.
Frank Perdue, người nông dân nuôi gà ở Maryland đã đi trước thời đại khi bắt đầu quảng cáo trang trại Perdue của mình trên truyền hình vào đầu những năm 1970. Phát biểu trước ống kính máy quay, ông tự tin giới thiệu về độ tươi của thịt cũng như chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Sự nổi tiếng ngay sau đó đã thôi thúc ông Frank Perdue tăng giá bán các sản phẩm thịt gà. Một số công ty đã học tập theo, từ đó thức tính ngành chăn nuôi gia cầm ở Mỹ.
Ở một khía cạnh khác, ngành công nghiệp thực phẩm chế biến ngày càng coi thịt gà là một nguyên liệu lý tưởng bởi chúng rẻ và linh hoạt. Giáo sư Robert C Baker của Đại học Cornell thậm chí còn sáng tạo ra một số sản phẩm làm từ thịt gà, trong đó có xúc xích.
McDonald's giới thiệu McNugget vào đầu những năm 1980, sau đó lập kỷ lục doanh thu. Thịt gà bỗng phát triển thành món ăn vặt tiện lợi trong khi tương lai của thịt bò vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Báo cáo nghiên cứu của George McGovern, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ năm 1972, cũng khuyến nghị người dân ăn ít thịt đỏ hơn để giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đến đầu những năm 1980, lượng tiêu thụ thịt bò giảm mạnh 20%. Thịt gà chính thức chiến thắng.
“Gà có phần may mắn”, Emelyn Rude nói. “Phần lớn thành công đến từ nguồn cung chứ không phải do nhu cầu”.
Qua thời gian, thịt gà chiếm được phần lớn lợi thế bởi tốt hơn cho sức khỏe, chi phí chăn nuôi rẻ, giá bán cũng cạnh tranh. Hiện giá bán thịt lợn hay bò tại các siêu thị Mỹ dao động khoảng 4-10 USD/pound (tương đương 0,5kg) thì thịt gà chỉ vào khoảng 1,8 USD/0,5kg. Thịt xông khói và steak là những món ưa thích song vẫn thua thịt gà nếu xét về giá thành.
Trong năm nay, gần 47 tỷ pound gà được sản xuất. Hồi năm 2022, trung bình một con gà được bán ra thị trường sau khoảng 7 tuần và nặng 6,5 pound. Điều đó có nghĩa là trong khoảng 75 năm kể từ cuộc thi Chicken of Tomorrow, các nhà sản xuất đã tăng gấp đôi trọng lượng và giảm gần một nửa thời gian đưa thịt gà ra thị trường.
“Ai nấy đều kinh ngạc về cách họ xoay sở để tạo ra cỗ máy protein cực kỳ hiệu quả này”, Rude nói.
Theo: Bloomberg
Nhịp sống thị trường