MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thế hệ Y sẽ luôn nghèo hơn cha mẹ họ và đây là lý do

22-05-2018 - 21:00 PM | Tài chính quốc tế

Theo một báo cáo mới từ Ngân hàng dự trữ liên bang St. Louis, tài sản mà thế hệ Millenial (những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) sở hữu đang có nguy cơ dần ít lại.

Nói một cách ngắn gọn, thế hệ Millennials hay còn gọi là thế hệ Y phải lớn lên và làm việc vào thời điểm xảy ra cuộc Đại Suy Thoái.

Từ việc tiết kiệm trong một thời gian dài để mua nhà cho đến phải chi trả mức phí sinh hoạt ngày càng cao, hiện tại, Millenial đang đối mặt với vô số các khoản chi phí cao hơn so với các thế hệ trước. Tất cả những rào cản này đồng nghĩa với việc cuộc sống của họ đang đứng trước nguy cơ tích lũy được ít tài sản hơn.

Theo một báo cáo mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên Bang St. Louis, những người sinh ra trong những năm 1980 khả năng cao hơn sẽ trở thành một "thế hệ đã mất" (lost generation) về việc tích lũy của cải.

Báo cáo này có viết: "Không chỉ là năm 2016, tài sản của thế hệ này còn gặp tình trạng thiếu hụt từ giữa năm 2010 cho đến 2016, đây là thời kỳ giá trị tài sản của các thế hệ cũ tăng lên một cách nhanh chóng."

Tính đến năm 2016, những người sinh ra trong thập kỷ này có mức tài sản là 34%, thấp hơn mức họ có được nếu cuộc khủng hoảng tài chính không xảy ra. Những người sinh ra ở những năm 1970 có mức tài sản là 18%, và con số này của những người sinh năm 1960 đã giảm 11%.

Cuộc Đại suy thoái "gây thiệt hại nặng nề đối với thu nhập và tài sản cho một gia đình Mỹ điển hình", ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, các gia đình chưa đến tuổi nghỉ hưu phải chịu tổn thất nhiều hơn cả.

Theo bài viết của Michael S. Derby trên The Wall Street Journal: "Cuộc khủng hoảng cuối thập niên 2000 đã gây ra một trở ngại cho các công nhân trẻ" và cho biết thêm rằng tỷ lệ thất nghiệp lên đến gần 10% trong năm 2009. "Thế hệ Y bắt đầu làm việc vào đúng thời điểm thị trường đầu tư đang gặp khó khăn, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao và liên tục nhận được mức lương thấp." Và họ đã phải "vật lộn" từ đó để có thể hồi phục sau cuộc Đại Suy Thoái, là thế hệ có tốc độ hồi phục chậm nhất.

Thế hệ Millenial đã được hưởng lợi từ việc tăng lương 67% kể từ năm 1970, tuy nhiên, mức tăng này đã không thể đáp ứng mức phí sinh hoạt ngày càng cao. Theo một nghiên cứu của Student Loan Hero, tiền thuê nhà, học phí đại học đều tăng nhanh hơn mức thu nhập ở Mỹ, chưa kể đến việc tăng chi phí cho việc chăm sóc trẻ, chăm sóc sức khỏe và các hoạt động giải trí.

Shannon Insler viết trong bài báo nghiên cứu của Student Loan Hero rằng: "Các millennial tuổi thành niên trong cuộc Đại suy thoái phải đối mặt với tình trạng tồi tệ là chi phí cho giáo dục rất cao, còn thu nhập thì ngược lại. Thiếu việc làm và chi phí sinh hoạt tăng gấp đôi, các khoản vay nợ của sinh viên đã khiến cho thế hệ này rất khó khăn trong việc thăng tiến." Ngoài ra, họ còn mang nợ tự động và nợ tín dụng.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều là "thế hệ đã mất."

Các tác giả của báo cáo viết: nhờ có thời gian và trình độ học vấn cao, "có thể thu nhập và hành trình đi đến sự giàu có của thế hệ này sẽ cao và nhanh hơn so với thế hệ trước, giúp nhiều gia đình đạt được những gì họ mong đợi."

Hương Giang

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên