Thêm một quốc gia Đông Nam Á chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS: Sức hấp dẫn của khối kinh tế “đối trọng G7” đang gia tăng không ngừng
Truyền thông Malaysia dẫn lời Thủ tướng Anwar Ibrahim cho biết nước này đã gửi đơn đề nghị gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).
- 25-07-2024Chuyên gia: BRICS đã đẩy giá vàng tăng vượt đỉnh, các quốc gia chủ chốt mạnh tay 'gom vàng' để đẩy nhanh tiến độ phi đô la hoá
- 23-07-2024‘Đại gia’ dầu mỏ sẵn sàng từ bỏ USD để mua bán hàng hoá bằng đồng nội tệ với BRICS: BRICS Pay sắp ra đời, các loại thẻ quốc tế sẽ là ‘dĩ vãng’?
- 23-07-2024Quốc gia BRICS sở hữu mỏ dầu khổng lồ, nơi 'ăn nên làm ra' nhất của Mỹ cũng 'chào thua': Hàng chục tỷ USD đã được triển khai, một 'ông lớn' mới sắp xuất hiện?
- 22-07-2024Cùng chịu lệnh trừng phạt, nước dẫn đầu BRICS và quốc gia sở hữu ‘kho báu’ nghìn tỷ USD thúc đẩy phi đô la hóa, chuyển sang giao dịch song phương bằng nội tệ
Thông báo được công bố ngày 28/7 cho biết Malaysia đã gửi đơn đến Nga, hiện là quốc gia nắm giữ vai trò Chủ tịch luân phiên của BRICS, để bày tỏ mong muốn tham gia khối với tư cách thành viên hoặc đối tác chiến lược.
Với thông tin này, Malaysia trở thành quốc gia Đông Nam Á thứ 2 sau Thái Lan bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, khối kinh tế do Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil sáng lập. Hiện tại, BRICS - vốn do Nga và Trung Quốc dẫn đầu – đang được coi là đối trọng của G7 (Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy).
Năm 2025, BRICS đã kết nạp thêm 4 quốc gia là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Iran, Ethiopia, Ai Cập và đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Riêng Ả rập Xê út, dù chưa tham gia BRICS nhưng luôn tham dự các cuộc họp của khối. Việc các quốc gia giàu dầu mỏ gia nhập BRICS cũng giúp khối này có thể thách thức vị thế thống trị của đồng USD trong các giao dịch dầu mỏ nói riêng và trên toàn cầu nói chung.
Ở thời điểm hiện tại, BRICS được cho chiếm khoảng 45% dân số toàn cầu.
Tham khảo: Bernama
Nhịp sống Thị trường