MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thêm thứ bột màu trắng vào khi rửa rau, người dùng bất ngờ bởi kết quả sau đó: Nên làm theo hay không?

22-09-2024 - 18:10 PM | Sống

Câu chuyện được chia sẻ trên một diễn đàn về chăm sóc nhà cửa, nhà bếp, nhận được đông đảo sự quan tâm.

Trong cuộc sống thường ngày, có rất nhiều công việc có thể xử lý bằng những nguyên liệu quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng biết. Sau đây là một ví dụ như thế, được người dùng chia sẻ trên một diễn đàn về chăm sóc nhà cửa, nhà bếp, và nhận được đông đảo sự quan tâm.

Cụ thể, theo chia sẻ từ chính chủ tên N.Q.Mai, cô cho biết có một thói quen khó bỏ khi rửa rau hay rửa hoa quả. Đó là thêm một thứ bột màu trắng hoà vào nước, để ngâm rau quả trong vòng 15-20 phút rồi mới rửa lại với nước sạch ở lần cuối cùng. Thứ bột đang được nhắc tới chính là baking soda.

Thêm thứ bột màu trắng vào khi rửa rau, người dùng bất ngờ bởi kết quả sau đó: Nên làm theo hay không?- Ảnh 1.

Người dùng chia sẻ cách rửa rau thêm baking soda, được nhiều người khác quan tâm (Ảnh chụp màn hình).

Bài viết của Q.Mai nhanh chóng nhận được nhiều lượt yêu thích cũng như bình luận từ nhiều người dùng khác. Đa phần mọi người đều thắc mắc: Baking soda đúng là một nguyên liệu thường được sử dụng trong công việc làm sạch các món đồ nội thất hay đồ dùng trong nhà... Tuy nhiên việc rửa rau hay các loại củ quả, hoa quả với baking soda có thật sự an toàn hay không. Có nên thường xuyên áp dụng baking soda vào việc làm sạch, ngâm rửa các loại rau củ quả không?

Chuyên gia đưa ra lời khuyên

Để biết baking soda có thật sự phù hợp, an toàn với việc ngâm rửa, làm sạch rau củ quả hay không, người dùng cần tìm hiểu về thành phần của loại bột này. Dược sĩ Nguyễn Chí Chương, làm việc tại nhà thuốc Long Châu giải thích, baking soda còn được gọi là sodium bicarbonate, là một loại hợp chất hoá học ở thể rắn, màu trắng.

Ứng dụng thông thường của baking soda là trong nấu ăn và làm bánh. Trong nhiều năm gần đây, baking soda mới được nhiều người dùng truyền miệng nhau mẹo sử dụng để tẩy trắng, khử mùi làm sạch một số món đồ nội thất, đồ dùng trong nhà hay cả việc ngâm rửa rau quả quả.

Thêm thứ bột màu trắng vào khi rửa rau, người dùng bất ngờ bởi kết quả sau đó: Nên làm theo hay không?- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Theo tờ China Times, baking soda có tính kiềm nhẹ. Bởi vậy, nếu xét về mặt lý thuyết, đúng là nó có thể giúp phân huỷ các loại thuốc trừ sâu có tính axit ở rau củ quả. Tuy nhiên, độ pH của baking soda được đánh giá chỉ bằng 9. Nếu muốn làm sạch hoàn toàn thuốc trừ sâu trong rau củ quả, phải cần tới 12 giờ để thuốc trừ sâu phân huỷ. Xét thực tế, đây là một thời gian quá dài.

Chính bởi vậy, việc sử dụng baking soda trong việc làm sạch rau củ quả thực tế không mang lại quá nhiều tác dụng mà vô hình chung, chỉ giúp người dùng an tâm về mặt tâm lý. Các chuyên gia thậm chí đưa ra lời khuyên rằng, người dùng không nên quá lạm dụng hay phụ thuộc vào baking soda trong việc rửa rau củ quả nói riêng hay các loại thực phẩm hàng ngày nói chung. Bởi trong một số trường hợp rau củ quả cũng có tính kiềm, baking soda có thể gây phản tác dụng, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ các thành viên trong gia đình.

Thêm thứ bột màu trắng vào khi rửa rau, người dùng bất ngờ bởi kết quả sau đó: Nên làm theo hay không?- Ảnh 3.

Việc rửa rau với baking soda thực tế không đem lại nhiều tác dụng, và cũng không nên lạm dụng (Ảnh minh họa).

Rau củ quả là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người, cung cấp chất xơ cũng như nhiều vitamin bổ dưỡng. Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) hướng dẫn, rửa rau củ quả bằng nước sạch là phương pháp vừa an toàn lại hiệu quả cao. TS. Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết thêm, khi mua rau củ quả về và trước khi chế biến, người dùng tốt nhất nên rửa dưới vòi nước chảy và cọ nhẹ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn hoặc tồn dư hoá chất. Những phần hỏng, thối, không ăn được thì nên bỏ đi.

Các ứng dụng của baking soda trong đời sống

Nếu như trong nhà đang có sẵn baking soda, người dùng hoàn toàn có thể tận dụng để thực hiện một số công việc sau theo gợi ý từ Cleanpedia - chuyên trang của Unilever.

1. Tẩy trắng quần áo

Đầu tiên, Cleanpedia chỉ ra baking soda có thể được sử dụng để trung hoà những vết vẩn, từ đó loại bỏ chúng khỏi quần áo, trang phục. Người dùng chỉ cần hoà baking soda với nước sao cho có hỗn hợp đặc sệt, sau đó cho lên vết bẩn cần làm sạch.

Tuỳ độ cứng đầu mà nên ngâm vết bẩn trong khoảng 30 - 60 phút, thậm chí lâu hơn. Cuối cùng khi vết bẩn đã mềm ra, đem giặt sạch với bột giặt và nước xả truyền thống.

Thêm thứ bột màu trắng vào khi rửa rau, người dùng bất ngờ bởi kết quả sau đó: Nên làm theo hay không?- Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

2. Khử mùi tủ lạnh

Nếu tủ lạnh có mùi hôi khó chịu, hãy kết hợp baking soda với nước rửa bát cùng nước sạch. Sau đó cho dung dịch vào bình xịt và xịt lên khắp bề mặt của thiết bị, dùng mút rửa bát chà quanh thiết bị. Cuối cùng là dùng khăn mềm lau sạch tủ lạnh lại một lần cuối.

3. Vệ sinh bếp và các đồ dùng bếp

Các chuyên gia đánh giá hầu như mọi thứ trong bếp đều phù hợp để dùng baking soda làm sạch. Từ mặt bàn bếp, tường bếp, bồn rửa hay những loại nồi chảo đã bị cháy đen. Chỉ cần rắc baking soda lên bề mặt rồi dùng những miếng rửa bát hay bàn chải để cọ, các vết bẩn hay ố vàng sẽ được xử lý. Người dùng có thể kết hợp baking soda với nước rửa bát, giấm ăn hay chanh tươi để tăng thêm hiệu quả của phương pháp.

Thêm thứ bột màu trắng vào khi rửa rau, người dùng bất ngờ bởi kết quả sau đó: Nên làm theo hay không?- Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

4. Tẩy lồng máy giặt

Lồng máy giặt nên được vệ sinh, tẩy lồng máy khoảng 2-3 tháng/lần. Người dùng có thể dùng baking soda để thực hiện công việc này bằng cách xả nước vào lồng thiết bị ở mức cao nhất, đổ baking soda vào và để ngâm trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

5. Làm sạch nhà vệ sinh

Việc làm sạch nhà vệ sinh có thể áp dụng baking soda trong việc cọ rửa các khu vực như bồn rửa, sàn nhà, tường gạch hay kể cả thông tắc cống. Riêng với việc thông tắc cống, hãy dùng nước sôi 70-80 độ cùng baking soda.

Thêm thứ bột màu trắng vào khi rửa rau, người dùng bất ngờ bởi kết quả sau đó: Nên làm theo hay không?- Ảnh 6.

Ảnh minh họa. Tổng hợp Minh Minh

Theo Minh Minh

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên