Theo đuổi mô hình "hot trend" mua trước trả sau với MoMo, Zalo Pay, Fundiin, một startup Việt phải tự rao bán mình cho ngân hàng
Hiện Ree-Pay đang trong quá trình thẩm định với một số ngân hàng tại Việt Nam.
- 23-06-2023Startup Việt vừa được Samsung Ventures rót vốn: Sản xuất thiết bị chưa từng có trên thế giới, giải quyết vấn đề 60% dân số mắc phải, founder là giáo sư Đại học Oxford
- 22-06-2023Startup Việt sáng chế vòng đeo đầu AI giúp ngủ ngon giá 490 USD/chiếc, gọi vốn thành công từ Samsung Ventures
- 09-06-2023Startup Việt từng gây sốt với khẩu trang cà phê: Đang bán 100.000 chiếc/ngày trên 50 nước, đầu tư 1,5 triệu USD cho nguyên liệu carbon âm tính từ cà phê đầu tiên thế giới
Ree-Pay - một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực mua trước trả sau (Buy now, Pay later hay BNPL) đã tự ra thông báo bán mình. Theo Tech in Asia, nhà sáng lập kiêm CEO Dragan Bozic đưa ra quyết định này vì lợi nhuận của mô hình BNPL quá nhỏ và “các nhà đầu tư muốn đầu tư vào các công ty trưởng đã phát triển và có lợi nhuận cao hơn”.
"Để tạo ra lợi nhuận mà không đốt tiền từ nhà đầu tư, nền tảng BNPL cần bán thêm các sản phẩm tài chính truyền thống - vốn nằm trong danh mục dịch vụ của ngân hàng", vị CEO nói với Tech in Asia.
Hiện Ree-Pay đang trong quá trình thẩm định với một số ngân hàng tại Việt Nam.
Ree-Pay được thành lập tại Việt Nam vào năm 2020, tập trung vào vào nhóm khách hàng trong độ tuổi từ 18 đến 35, thu nhập tối thiểu 15 triệu đồng mỗi tháng và không có thẻ tín dụng hoặc muốn một giải pháp nhanh hơn để mua hàng trả sau.
Sau 3 năm hoạt động, Ree-Pay trở thành đối tác quan trọng của các doanh nghiệp bán lẻ và thương mại điện tử như: Maison, Haravan, MoMo.
Mô hình BNPL đang được nhiều công ty khởi nghiệp quan tâm và phát triển trong những năm trở lại đây. MoMo, Zalo Pay, Kredivo hay Fundiin là những "tay chơi" có tên tuổi trên thị trường hiện tại. Chưa kể, một số ông lớn tài chính cũng tham gia vào cuộc đua này bằng việc liên kết với các ví điện tử, ví dụ như LotteFinance, Home Credit, FE Credit…
Nhịp sống thị trường