MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thép Pomina (POM): Năm 2020 "hồi sinh" với lãi ròng 16 tỷ đồng, kỳ vọng lớn vào dự án lò cao

29-01-2021 - 14:07 PM | Doanh nghiệp

Thép Pomina (POM): Năm 2020 "hồi sinh" với lãi ròng 16 tỷ đồng, kỳ vọng lớn vào dự án lò cao

Có thể nói, năm 2020 là năm thắng lớn của ngành thép trước biến động tích cực của giá thép thế giới. Không riêng Pomina (POM), nhiều đơn vị khác cũng ghi nhận con số kinh doanh cải thiện mạnh mẽ.

CTCP Thép Pomina (POM) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4/2020 với doanh thu 2.561 tỷ đồng, giảm hơn 16% so với cùng kỳ. Giá vốn giảm mạnh khiến lợi nhuận gộp tăng lên 232 tỷ - cao gấp 2,5 lần con số hồi quý 4/2019.

Trong kỳ, Công ty tiết giảm đáng kể chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và quản lý cũng được tiết giảm. Cùng với khoản thu nhập khác phát sinh đột biến (hơn 53 tỷ đồng), POM theo đó báo lãi trước thuế 166 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 52 tỷ. Lợi nhuận ròng tương ứng thu về 144 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với số lỗ 58 tỷ hồi quý 4/2019.

Luỹ kế cả năm, POM ghi nhận 9.885 tỷ doanh thu, LNST 16 tỷ đồng, "cải tử hoàn sinh" so với mức lỗ ròng lên đến 309 tỷ đồng trong năm 2019.

Có thể nói, năm 2020 là năm thắng lớn của ngành thép trước biến động tích cực của giá thép thế giới. Không riêng POM, nhiều đơn vị khác cũng ghi nhận con số kinh doanh cải thiện mạnh mẽ.

Ngoài ra, tại POM tình hình kinh doanh khởi sắc còn được đóng góp từ dự án lò cao đi vào hoạt động hồi cuối quý 4/2020 đã mang lại hiệu quả giá thành giảm, lợi nhuận tương ứng tăng 5% so với cùng kỳ. Dự án dự kiến tiếp tục đóng góp mạnh mẽ trong năm 2021. Kinh doanh thuận lợi, POM cũng đã tiết giảm được 20% chi phí lãi vay, thúc đẩy tăng hiệu suất tạo lợi nhuận trong năm 2020.

Thép Pomina (POM): Năm 2020 hồi sinh với lãi ròng 16 tỷ đồng, kỳ vọng lớn vào dự án lò cao - Ảnh 1.

Sang năm 2021, giới phân tích kỳ vọng nhu cầu thép sẽ tiếp tục tăng đến 5% từ mức cơ sở thấp trong năm 2020, với những tín hiệu mới từ kinh tế vĩ mô, dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc cùng các hiệp định thương mại tự do được ký kết.

Trong đó, đầu tiên phải kể đến hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án trọng điểm mang tính cấp bách như cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, sân bay quốc tế Long Thành. Đây cũng là động lực chính cho ngành trong năm nay, với lộ trình chi khoản 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công.

Chưa kể, nhu cầu đầu tư nhà xưởng, khu công nghiệp đang tăng mạnh dự kéo theo nhu cầu về thép xây dựng tăng theo. Khi mà, Việt Nam với việc kiểm soát dịch bệnh tốt, đơn vị duy nhất tăng trưởng dương trong khu vực, đi cùng lợi thế về vị trí địa lý, chi phí lao động rẻ… đang thu hút mạnh dòng vốn FDI. Điểm sáng khác liên quan đến hiệp định CPTPP, EVFTA… việc gỡ bỏ loạt thuế quan sẽ giúp các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nhập khẩu nguyên liệu.

Tri Túc

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên