Thi cao khảo khốc liệt nhất thế giới, cạnh tranh từ nhỏ nhưng tốt nghiệp đại học nhận lương 7 triệu: Điều gì khiến thanh niên Trung Quốc "khốn đốn" đến vậy?
Mới tốt nghiệp, nhiều người trẻ tại quốc gia này đã “vỡ mộng” khi không tìm được công việc có mức lương như mong muốn.
- 27-07-2023Chuyện ở quốc gia cứ 5 người trẻ lại có 1 người thất nghiệp: Không còn chê công việc chân tay, làm giúp việc lương 6 triệu/tháng là chuyện bình thường với cử nhân đại học
- 26-07-2023Trung Quốc sở hữu hệ thống ‘siêu cầu đường’ top đầu thế giới: Áp dụng công nghệ rải nhựa đường thần tốc độc quyền, 3-4 năm là xây xong 1 cầu, chi phí khủng 100-200 nghìn tỷ đồng là chuyện bình thường
- 25-07-2023Triệu phú tự thân nghỉ hưu ở tuổi 30 tiết lộ công thức làm giàu với 7 bước đơn giản: Đừng chạy theo lối mòn, chỉ tập trung ‘giảm chi, tăng tiết kiệm’ là dại
Không phải “kén chọn” mới thất nghiệp
Theo Wall Street Journal (WSJ), 1/5 thanh niên Trung Quốc ở độ tuổi từ 16-24 đang thất nghiệp. Có nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thanh niên Trung Quốc đang có mức kỳ vọng về công việc “lý tưởng” quá cao.
Theo ước tính, vào năm 2023, Trung Quốc sẽ có khoảng 11,6 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học.
Tại thành phố Hợp Phì, Liu Xingyu (23 tuổi) - một người vừa nghỉ công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học - cho rằng không phải những người trẻ quá “kén chọn” nên mới thất nghiệp.
Cô học ngành kỹ thuật truyền thông tại trường đại học vì nghĩ đó là một lựa chọn thiết thực giúp bản thân sẽ có được công việc ổn định. Khi gần tốt nghiệp, công việc tiềm năng nhất mà Liu tìm được là nhân viên thực tập bán điện thoại di động tại một trung tâm mua sắm với mức lương khoảng 630 USD/tháng (gần 15 triệu đồng) - và chỉ đáp ứng được 50% thu nhập trung bình cho mức sống trên thành phố.
Tuy nhiên, khi nhận được lời mời làm việc chính thức, cô chùn bước trước mức lương cơ bản (chỉ khoảng 7 triệu đồng) - chưa bằng một nửa số tiền cô kiếm được khi còn là thực tập sinh. Vì vậy, Liu đã quyết định nghỉ việc. Cô cho rằng nguyên nhân là do mức lương không đủ đáp ứng nhu cầu sống và mong đợi của một sinh viên đại học.
Thực tế, khi sắp tốt nghiệp, Liu đã tham gia phỏng vấn tại một công ty viễn thông và nhà sản xuất thiết bị Midea Group nhưng đều không thành công. Bán điện thoại là một phương án an toàn giúp Liu có tiền trang trải chi phí sinh hoạt nhưng cũng khiến cô cảm thấy lãng phí các kiến thức chuyên ngành về kỹ thuật của bản thân.
Tình hình thất nghiệp ở người trẻ Trung Quốc
Theo WSJ, có một vài ý kiến cho rằng mức độ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc còn có thể cao hơn so với dữ liệu được công bố chính thức. Zhang Dandan, một chuyên gia về kinh tế của Đại học Bắc Kinh đã có suy đoán rằng tỷ lệ thất nghiệp thực sự của thanh niên nước này trong tháng 3/2023 có thể lên tới 46,5% - cao hơn gấp đôi so với con số chính thức của tháng đó là dưới 20%.
Hiện tại, nhiều người trẻ đang rơi vào vòng xoáy “hờ hững”, mất nhiệt huyết hơn là khó chịu khi không có việc làm. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Bởi lẽ không có việc làm ổn định, nhiều người Trung Quốc sẽ có xu hướng trì hoãn việc kết hôn và sinh con, từ đó làm “trầm trọng” thêm vấn đề nhân khẩu học của đất nước. Thậm chí, một số chuyên gia còn cho rằng, nước này có thể xuất hiện một “tầng lớp nghèo” mới - sống nhờ cậy và cha mẹ.
Được biết chính phủ Trung Quốc rất quan tâm tới vấn đề thất nghiệp ở giới trẻ cũng như cố gắng tạo điều kiện hết sức để giúp đỡ và khôi phục thị trường việc làm.
Những khó khăn
Sự lo lắng về thị trường việc làm thể hiện rõ ở thành phố Hợp Phì vào tuần trước - khi hàng ngàn sinh viên mới tốt nghiệp đổ xô đến hội chợ việc làm do chính quyền địa phương tổ chức. Nhiều công ty đã “chào mời” các vị trí văn phòng như thiết kế đồ họa hay quản trị tài khoản, dữ liệu,...
Mặt khác, khi có quá nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, các công ty sẽ tuyển dụng khắt khe hơn.
Nền kinh tế nước này đã tăng trưởng khiêm tốn 0,8% trong quý II/2023 so với 3 tháng đầu năm. Vì vậy, nhìn chung, thay vì đầu tư vào các dự án tạo ra việc làm mới cho sinh viên tốt nghiệp đại học, một số doanh nghiệp đã tập trung giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp mình trước.
Mặt khác, tuyển sinh đại học vẫn tiếp tục mở rộng. Trong ba năm qua, hơn 28 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học đã gia nhập thị trường lao động, chiếm khoảng 2/3 nguồn cung lao động mới ở thành thị.
Điều đó đã tạo ra sự chênh lệch giữa mong muốn về công việc của những người trẻ tuổi và các công việc có sẵn.
Nghiên cứu của công ty tuyển dụng trực tuyến Zhilian Zhaopin cho thấy 1/4 sinh viên tốt nghiệp của Trung Quốc năm nay đang tìm việc trong lĩnh vực công nghệ, cao hơn gấp đôi so với lĩnh vực lớn tiếp theo, dù cho trước đó, một số công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đã phải sa thải nhân sự do làn sóng chung toàn cầu.
Còn các công việc trong ngành sản xuất, dịch vụ - với mức lương thấp hơn không phải lựa chọn hàng đầu của thanh niên nước này.
“Làn sóng áp lực” cũng liên tục bủa vây khi sinh viên sắp tốt nghiệp cũng đang phải cạnh tranh với những sinh viên mới tốt nghiệp.
Tham khảo WSJ
Nhịp sống thị trường