Thi công cao tốc Bắc - Nam chủ yếu sẽ là nhà đầu tư nước ngoài và Trung Quốc?
Đến năm 2020, nếu không có tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông hoặc đường sắt tốc độ cao thì nhu cầu vận tải trên hành lang vận tải Bắc - Nam sẽ vượt tổng năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 5,92 triệu hành khách/năm và 14,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
- 17-05-2019Bộ Thông tin và Truyền thông: Nên coi Grab, Go-Viet là chủ thể mới, cần tăng khả năng cạnh tranh cho taxi truyền thống thay vì giảm khả năng cạnh tranh của taxi công nghệ
- 17-05-2019Thúc tiến độ dự án cao tốc hơn 31.000 tỉ đồng
- 17-05-2019Tổng bí thư, Chủ tịch nước: Đừng có kỳ thị với kinh tế tư nhân
Chính phủ Việt Nam đã quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 gòm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411 km, trọng tâm là tuyến đường bộ cao tốc trên hành lang kinh tế Bắc - Nam.
Hành lang vận tải Bắc - Nam có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam: đi qua 32 tỉnh, thành phố; kết nối trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; 4 vùng kinh tế trọng điểm là Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp lớn và các cửa khẩu, cảng biển quốc tế.
Tuyến đường bộ cao tốc trên hành lang kinh tế Bắc - Nam kéo dài từ Lạng Sơn đến thành phố Cà Mau dài khoảng 2.109 km, trong đó đã khai thác và đang đầu tư khoảng 601 km.
Ngày 22/11/2017, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 52/2017/QH14 thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, gồm 11 dự án thành phần gồm 8 dự án đối tác công tư PPP và 3 dự án đầu tư công, với chiều dài khoảng 654 km, tổng mức đầu tư ước tính khoảng 118.716 tỷ VND (vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án là 55.000 tỷ VND); tiến độ thực hiện yêu cầu cơ bản hoàn thành năm 2021.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 có 4 mục tiêu chính. Thứ nhất là cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN, WTO và hội nhập quốc tế sâu rộng. Thứ hai là đáp ứng nhu cầu vận tải một số đoạn cấp bách trên tuyến Bắc - Nam với năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông.
Thứ ba là từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoám hiện đại hóa và đảm bảo quốc phòng an ninh. Cuối cùng là kết nối các trung tâm kinh tế, 4 vùng kinh tế trọng điểm, khu đô thị, khu kinh tế, công nghiệp trọng yếu và cửa khẩu cảng biện quốc tế.
Theo nghiên cứu của các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế, dự báo đến năm 2020, nhu cầu hành khách và hàng hóa trên hành lang vẫn tải Bắc Nam sẽ đạt 45,37 triệu hành khách/ năm và 62,27 triệu tấn hàng hóa/năm. Đến năm 2020, nếu không có tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông hoặc đường sắt tốc độ cao thì nhu cầu vận tải trên hành lang vận tải Bắc - Nam sẽ vượt tổng năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 5,92 triệu hành khách/năm và 14,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao yêu cầu nguồn kinh phí rất lớn, công nghệ phức tạp, chắc chắn không thể trển khai trước năm 2025.
Chính phủ cam kết sẽ bố trí vốn thực hiện toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng, bố trí vốn góp của Nhà nước để hỗ trợ xây dựng công trình nhằm đảm bảo tính khả thi tài chính cho dự án. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật vè thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao hoặc được miễn hoặc giảm tiền thuê đất trong giời gian thực hiện dự án phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai. Doanh nghiệp và nhà đầu tư được đảm bảo về quyền sở hữu tài sản trong thời gian dự án và được hưởng các ưu đãi và đảm bảo khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Nhà đầu tư Công trình giao thông đường bộ, ông Nguyễn Văn Lợi cho biết: "Với quy chế như hiện nay, nhà đầu tư trong nước khó có thể được đầu tư cao tốc Bắc - Nam mặc dù năng lực tài chính, kinh nghiệm đều đáp ứng được đầy đủ. Riêng về khoa học công nghệ, trên thế giới làm được điều gì thì Việt Nam cũng làm được điều đó".
Ông Lợi chỉ rõ: "Ví dụ như quy định đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực giao thông theo Nghị quyết số 20/NQ-CP của chính phủ, các dự án đã thực hiện của một nhà đầu tư phải đạt được 50% tổng mức đầu tư của dự án đang xét, như thế thì rất khó cho nhà đầu tư trong nước vì từ trước đến giờ chưa có dự án nào lớn như vậy. Đây là tiêu chí mà một nhà đầu tư phải đạt được nên liên doanh nhà đầu tư trong nước là không được phép mà chỉ có thể liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng cơ chế hiện nay chưa có chế độ bảo lãnh nên các nhà đầu tư nước ngoài chưa mặn mà. Như vậy chủ yếu sẽ là các nhà đầu tư nước ngoài và Trung Quốc chứ nhà đầu tư trong nước khó có thể vào".