MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thì ra khỏe mạnh không đồng nghĩa với sống lâu, 6 lời thật lòng của chuyên gia sức khỏe, đọc rồi sẽ thu được lợi ích cả đời

25-12-2019 - 15:06 PM | Sống

Khỏe mạnh chỉ nói lên rằng tình trạng thể chất của bạn tốt, còn sống lâu lại cho thấy sự bền bỉ, dẻo dai của cơ thể, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

1. Khỏe mạnh không đồng nghĩa với sống lâu

Khỏe mạnh chỉ nói lên rằng tình trạng thể chất của bạn tốt, còn sống lâu lại cho thấy sự bền bỉ, dẻo dai của cơ thể, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Trước đây có một cụ ông vô cùng khỏe mạnh, thể chất của ông rất tốt, báo đài thường lấy ông làm tấm gương cho việc tập luyện sức khỏe, nhưng, một ngày nọ, người ta đột nhiên phát hiện ra rằng có hai tế bào ung thư trong cơ thể ông, ung thư tế bào nhỏ ở phổi và ung thư ở thực quản, cả hai loại ung thư đều ác tính cao. Kết quả là ông đã qua đời sau đó không lâu.

Vì vậy, những người khỏe mạnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn, trong khi những người có tuổi thọ dài lại có sức sống mạnh mẽ hơn.

2. Sinh mệnh đôi khi ở tại vận động, đôi khi ở tại "tĩnh" dưỡng

Người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ khá khỏe mạnh, nhưng người không tập luyện thể thao thường xuyên cũng chưa chắc đã không khỏe mạnh. Người khỏe mạnh có khả năng chống chọi lại bệnh tật cao và ngược lại, nhưng nếu cùng không mắc phải bệnh nặng thì đều có thể sống lâu.

Cứ nhìn những người bệnh mãn tính, thuốc không rời thân, ngày rồi ngày, năm này qua năm khác sống, họ đều vẫn có thể vượt qua được. Trong cuộc sống có những người khỏe mạnh nói mất là mất, căn bản chẳng cần thương lượng, cũng giống như các vận động viên thể dục không sống lâu được như người bình thường vậy.

Tôi cho rằng, vận động quá mức sẽ làm tổn thương bản thân, rút ngắn tuổi thọ. Trông thì khỏe mạnh nhưng lại không sống lâu. Chúng ta có thể vận động, nhưng nên vận động ở mức vừa phải, đừng tập luyện quá mức...

Tôi khuyên người trung lão niên nên đi bộ, mỗi ngày đi bộ từ 30-45 phút là được. Rùa không chạy nhanh bằng thỏ, nhưng rùa sống lâu hơn thỏ. Người sống có tính chậm, tính "tịnh" bao giờ cũng sống lâu hơn người luôn vội vàng, gấp gáp.

Thì ra khỏe mạnh không đồng nghĩa với sống lâu, 6 lời thật lòng của chuyên gia sức khỏe, đọc rồi sẽ thu được lợi ích cả đời - Ảnh 1.

3. Một cuộc sống đơn giản, bình tĩnh, thong dong và một tâm trạng nhẹ nhàng vui vẻ là cơ sở của trường thọ

Nếu một người từ sáng tới tối đều phiền muộn, u sầu, vừa lo lắng vừa sợ hãi, nhất định sẽ không có một cuộc sống chất lượng tốt. Con người nếu thường xuyên sống trong cảnh u sầu, buồn bã, cuộc sống nhất định sẽ thoái hóa rất nhanh, khả năng miễn dịch giảm, muốn sống lâu cũng chẳng được.

Vì vậy, người trung lão niên nhất định phải tự đi tìm cho mình niềm vui, thường xuyên giao lưu với mọi người, đừng để những chuyện phiền não vướng mắc trong lòng. Không muộn không phiền thì cuộc sống mới không mệt mỏi.

4. Sống và ăn uống có mối quan hệ khá phức tạp

Trong các cuộc phỏng vấn người già 100 tuổi về chế độ ăn uống, có những người nói rằng mình ngày nào cũng ăn cháo ăn rau, có người ăn cơm chỉ ăn 7 phần no, còn một đôi vợ chồng già 100 tuổi khác thì cụ bà thường xuyên ăn thịt, còn cụ ông lại luôn luôn ăn chay.

Một cụ ông 103 tuổi ở Trung Quốc nói rằng mình cái gì cũng ăn dù nhiều muối hay nhiều chất béo, khí sắc của cụ trông vẫn luôn rất hồng hào khỏe mạnh, còn một cụ ông khác sống đến 111 tuổi ở Đài Loan cũng nói rằng mình không quá khắt khe trong việc ăn uống, trông cụ chỉ như một cụ ông 80 tuổi, đứng nói 1 tiếng đồng hồ cũng không thấy mệt.

Có thể thấy, những người sống lâu trăm tuổi rất muôn hình muôn vẻ, tôi cho rằng cái này liên quan tới việc bạn thuộc vào loại hình thể chất nào.

Chẳng hạn, có người uống sữa sẽ bị đau bụng, vì cơ thể họ thiếu galactase, có người bị dị ứng với hải sản. Vì vậy mới nói, mỗi người có một mức độ thích ứng khác nhau. Cũng giống như cặp vợ chồng 100 tuổi phía trên, nếu giờ để hai cụ đổi chế độ ăn cho nhau, hai cụ chưa chắc đã sống lâu được tới vậy.

Cũng giống như việc các cụ ngày xưa ăn cơm còn không đủ no, bình thường cũng rất ít khi được ăn thịt ăn cá, bây giờ đời sống được nâng cao, ngày ngày ăn cao lương mỹ vị, cơ thể không thích nghi được, không xuất hiện mấy bệnh như xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, tăng lipid máu, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, loãng xương... mới lạ.

Kiểu người này là kiểu không có cái miệng ăn thịt, không có cái phúc ăn thịt. Mở miệng mình ra, xem xem răng nanh của bạn, nếu răng nanh lớn, bạn chính là kiểu người có thể ăn thịt, nếu không thì dù bạn có ăn nhiều thịt, cơ thể cũng không cách nào hấp thụ được.

Thì ra khỏe mạnh không đồng nghĩa với sống lâu, 6 lời thật lòng của chuyên gia sức khỏe, đọc rồi sẽ thu được lợi ích cả đời - Ảnh 2.

5. Quan hệ giữa sống lâu và giấc ngủ đáng để tìm hiểu sâu hơn

Có người nói ngủ là phải đủ, vì vậy, có những người già ăn xong cơm, 8,9 giờ đã lên giường đắp chăn đi ngủ, nhưng cũng có những người tối nào cũng rất muộn mới đi ngủ, cũng chưa bao giờ ngủ trưa. Chuyên gia về u bướu của Trung Quốc, bác sĩ Pan Mingxi , trong nhiều năm liền chỉ ngủ có 4 tiếng một ngày, nhưng vẫn sống tới hơn 80 tuổi.

Thế giới cũng tồn tại những người trước giờ không bao giờ ngủ, nhưng lại không hề đoản mệnh. Người phương Tây không có thói quen nghỉ trưa nên tất nhiên cũng bỏ qua giấc ngủ trưa.

Có người quen là cú đêm, có người không ngủ trưa, cả buổi chiều y như người mất hồn, mỗi người có một thói quen nghỉ ngơi khác nhau, cứ theo quy luật của bản thân mà nghỉ ngơi, thật tự nhiên, không quá sức, không quá ít cũng không quá nhiều, bản thân thấy thoải mái là được.

6. Vấn đề dùng thuốc

Hiệnay có rất nhiều người tự ý mua thuốc về dùng, bất kể là thuốc Tây hay thuốc Đông mà không có sự chuẩn trị hay ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tác hại của việc dùng thuốc bừa bãi là vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là thuốc Đông Y, bản thân bạn còn không biết trong đó có những vị thuốc gì, tác dụng ra sao.

Nếu chỉ đơn thuần là cảm cúm nhẹ, bạn có thể để nó tự khỏi trong vòng 3-5 ngày, đừng hở một chút là đi mua kháng sinh về uống trong khi không hoàn toàn hiểu rõ được tác dụng của kháng sinh, trong trường hợp cảm thấy dai dẳng lâu ngày, hãy đi đến bệnh viện khám, không tự ý đi mua thuốc rồi đổi thuốc linh tinh.

Người ta không tự nhiên đẻ ra bệnh viện và các bác sĩ, công bạn đến chưa bệnh ở những nơi có chuyên môn thay vì "ngại" và "lười" sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thứ sau nay. Mở rộng tầm nhìn của mình ra một chút, đừng chỉ nghĩ tới cái lợi trước mắt.

Theo Thiên Vy

Trí thức trẻ

Trở lên trên