MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường bán lẻ: Sự thắng thế của “Kiềng ba chân”

Năm 2016 có thể xem là 1 năm khá sôi động của thị trường bán lẻ Việt Nam. Trong đó đáng chú ý là những bước chân của các DN ngoại từ các thương vụ mua bán đến các chiến lược thông minh chuyên nghiệp “kiềng ba chân” đang dần chiếm lĩnh thị trường. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nội nên có sự thay đổi mạnh mẽ hơn.

Chiến lược “ kiềng ba chân” đã thâm nhập thị trường bán lẻ của doanh nghiệp ngoại sau thương vụ các tập đoàn của Thái Lan mua lại cả 2 hệ thống siêu thị hàng đầu tại Việt Nam là Metro và Big C được hoàn tất trong năm 2016, thống kê của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho thấy, hơn 50% thị phần kênh bán lẻ hiện đại của Việt Nam đang thuộc về các doanh nghiệp Thái Lan.

Không chỉ Thái Lan, năm 2016 vừa qua thị trường bán lẻ Việt Nam còn chứng kiến sự chiếm lĩnh của các doanh nghiệp Nhật Bản, khi mà họ đã hoàn thành công đoạn cuối cùng của thế trận "Kiềng ba chân": trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Trong đó cửa hàng tiện lợi được xem là kênh chủ lực, hiện số lượng đã cán mốc hơn 200 cửa hàng.

Được hỏi về điều này, một chuyên gia bán lẻ cho hay: “Họ đã quét thị trường theo các phân khúc khác nhau, Ban đầu sẽ đưa vào các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu giá trị chưa cao . Nhưng sau này họ sẽ đưa vào những sản phẩm có giá trị cao hơn”.

Theo Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản, "hình thù" chiến lược kiềng ba chân là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu thị trường, tâm lý người tiêu dùng và hệ thống phân phối tại Việt Nam cách đây gần 10 năm.

Sự bài bản, chuyên nghiệp của doanh nghiệp ngoại đang buộc các doanh nghiệp bán lẻ nội thay đổi nhanh hơn bao giờ hết. Và những tín hiệu đầu tiên là những cú bắt tay giữa các doanh nghiệp để tăng cơ hội hàng Việt tiếp cận được người dân.

Tín hiệu đầu tiên là cú bắt tay giữa các doanh nghiệp Việt để tăng cơ hội hàng Việt tiếp cận được người dân. Như Vingroup bắt tay với 250 doanh nghiệp sản xuất nội, FPT bắt tay với Vinamilk. Bà Nguyễn Bạch Điệp - Tổng giám đốc CTCP bán lẻ ký thuật số FPT cho hay: “Những doanh nghiệp ngoại họ quá bài bản thì cái bàn bản chậm đi một số quyết định của họ. Nhưng doanh nghiệp nội chính cái việc linh động trong tất cả các tình huống phản ứng với thị trường phản ứng với nhu cầu khách hàng thì đó là một phần lợi thế”.

Chưa rõ kết quả của những nỗ lực doanh nghiệp nội sẽ thế nào, chỉ biết các doanh nghiệp nội phải thay đổi là điều chắc chắn. Vì sau khi thiết lập chiến lược bán lẻ, các doanh nghiệp ngoại đã rục rịch dịch chuyển hẳn chuỗi sản xuất hàng tiêu dùng sang Việt Nam.

Theo Thu Trang

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên