MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường BĐS xuất hiện nghịch lý: “Ai cũng sở hữu tài sản, nhưng không ai có tiền”

30-12-2021 - 11:32 AM | Bất động sản

Thị trường BĐS xuất hiện nghịch lý: “Ai cũng sở hữu tài sản, nhưng không ai có tiền”

Ông Lê Quốc Kiên, một nhà đầu tư BĐS kì cựu tại Tp.HCM cho hay, thời điểm này phần lớn nhà đầu tư đã bước vào giai đoạn cạn tiền và bắt đầu xuất hiện nghịch lý “Ai cũng sở hữu tài sản, nhưng không ai có tiền”.

Nghịch lý: Giá tăng mạnh nhưng thanh khoản chậm

Theo ông Kiên, từ tháng 10 đến nay, sau khi mở cửa cho đi lại thì chỉ có nhà phố thành phố giữ giá, còn thị trường vùng ven và đất tỉnh đã lập mặt bằng giá mới so với thời điểm Quý 2/2021 trước bùng dịch. Vùng ven như Q.9, Hóc Môn, Củ Chi tăng 10- 20%. Chẳng hạn, nền đất 106m2 tại Q.9 (nay là Tp.Thủ Đức) trước dịch giao dịch 4,8 tỷ thì nay rao 5,5 tỷ; đất Củ Chi 220m2 trước dịch 2,8 tỷ nay rao 3,6 tỷ, 500m2 từ 3,4 tỷ lên 4,4 tỷ, 222m2 đất Hóc Môn trước 3,5 tỷ nay rao 4,2 tỷ. Thị trường đất tỉnh như Phú Mỹ, Định Quán, Bình Phước, Long An, Đăk Nông tăng trên 30%, so với thời điểm này hồi giữa năm 2020 thì đất tỉnh đã tăng hơn gấp đôi. 

Điểm nghịch lý là tuy người bán đưa ra mặt bằng giá mới, nhưng giao dịch thanh khoản rất chậm. Lý do : Người bán thì tính thêm phần "trượt giá", "phát triển hạ tầng" và "lợi nhuận" vào giá trị tài sản, Người mua lại kỳ vọng giá giảm nhờ dịch bệnh và chờ mua với giá bằng hoặc thấp 5% - 10% so với quý 2/2021. 

Do đó, người bán nếu không áp lực vay sẽ không giảm giá, giữ luôn giá bán kỳ vọng làm mặt bằng giá mới. Giao dịch chỉ xuất hiện nhiều ở người bán bị áp lực ngân hàng hoặc muốn thanh khoản nhanh nên chấp nhận bán bằng thời điểm quý 2/2021, hoặc giảm tối đa 5% để có giao dịch.

"Đó chính là lý do chúng ta thấy nghịch lý "thị trường đâu đâu cũng thấy tăng giá, nhưng đâu đâu cũng thấy than thở không bán được hàng"", ông Kiên nhấn mạnh.

Thị trường BĐS xuất hiện nghịch lý: “Ai cũng sở hữu tài sản, nhưng không ai có tiền” - Ảnh 1.

Cũng theo nhà đầu tư này, phần lớn các nhà đầu tư đã bắt đầu dồn tiền mua BĐS từ giữa 2020 (thời điểm dịch bệnh bắt đầu). Đến 2021, tình hình dịch bệnh khó khăn hơn nên hầu như không ai làm ăn được gì, trong khi rủi ro lạm phát quá cao, thông tin về việc phát triển hạ tầng của nhà nước liên tục được triển khai, nên họ không những không ra hàng, mà còn tiếp tục mua thêm.

Do đó, trừ những người đã chốt lời ra được hàng và tiếp tục tái đầu tư (lưu ý là sau khi chốt lời, nhà đầu tư cũng không giữ tiền mặt hay đưa tiền quay trở lại sản xuất kinh doanh, mà lại xoay vòng đầu tư tiếp vào BĐS), thời điểm này phần lớn nhà đầu tư đã bước vào giai đoạn cạn tiền và bắt đầu xuất hiện nghịch lý "Ai cũng sở hữu tài sản, nhưng không ai có tiền".

Hạ Vy

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên