Chủ tịch UBCK: Khả năng trong quý 1 sẽ ban hành đề án thị trường phái sinh
Có thể nói, năm 2015 là năm chuẩn bị cho điều kiện cho sự ra đời của TTCK phái sinh. Vì vậy UBCK sẽ tập trung cho công tác đào tạo, triển khai hạ tầng, triển khai hệ thống tại các Sở GD và CTCK, lựa chọn CTCK để có thể tham gia thị trường.
- 22-01-20156 giải pháp vĩ mô phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam
- 23-12-2014UBCKNN nhìn lại thị trường chứng khoán năm 2014
- 14-11-2014Chủ tịch UBCK: Đã thu về khoảng 7.000 tỷ từ hoạt động đấu giá Doanh nghiệp nhà nước
- 25-09-2014Phó TGĐ HSC: Thị trường phái sinh sẽ làm thanh khoản tăng gấp 2 -3 lần hiện tại
- 12-03-2014Thủ tướng phê duyệt đề án xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh
Tóm tắt:
- Theo ông Vũ Bằng - Chủ tịch UBCK Nhà nước, trong năm 2015, cơ quan này đã đề ra 5 nhóm giải pháp cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.
- Đề án triển khai thị trường chứng khoán phái sinh đã trình Chính Phủ, khả năng trong quý 1 sẽ được ban hành.
- NĐ 58 đang được lấy ý kiến sửa đổi theo quan điểm: không có sự ngoại trừ đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào về tiêu chuẩn niêm yết
Bên lề Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2015 tổ chức ngày 02/02/2015 tại Hà Nội, ông Vũ Bằng - Chủ tịch UBCK Nhà nước đã có những chia sẻ với báo chí về những giải pháp của cơ quan này đối với thị trường chứng khoán trong năm 2015.
Thưa ông, trong năm 2015, UBCKNN đã đề ra những giải pháp nào cho sự phát triển của thị trường?
Ông Vũ Bằng: Năm 2015, tôi thấy cần tập trung vào một số nhóm giải pháp.
Thứ nhất là tiếp tục thúc đẩy công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán, trong đó tập trung vào tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán để hoàn thành cơ bản đề án đã được Chính phủ thông qua.
Thứ hai, tập trung cho việc triển khai thị trường chứng khoán phái sinh. Có thể nói, năm 2015 là năm chuẩn bị cho điều kiện cho sự ra đời của TTCK phái sinh. Đề án đã trình Chính Phủ, khả năng trong quý 1 sẽ được ban hành. Vì vậy năm 2015 chúng tôi tập trung cho công tác đào tạo, triển khai hạ tầng, triển khai hệ thống tại các Sở GD và CTCK, lựa chọn CTCK để có thể tham gia thị trường.
Khối lượng công việc này rất lớn bởi vì làm Nghị định đã khó, triển khai một thị trường mới và phức tạp thì càng khó khăn hơn. Chúng tôi sẽ cố gắng cùng các Sở GDCK, các thành viên thị trường triển khai tích cực các điều kiện để hình thành thị trường này.
Nhóm giải pháp thứ 3 là thúc đẩy cổ phần hóa gắn với việc giao dịch và niêm yết trên TTCK. Nghị định 58 đang được sửa đổi rất gấp rút trong đó có quy định về thể chế hóa, tháo gỡ tiếp những vướng mắc trong việc cổ phần hóa gắn với việc giao dịch và niêm yết trên TTCK.
Nhóm giải pháp tiếp theo là thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2014 chúng ta chưa hoàn thành nhiệm vụ này, vì vậy, chúng tôi chủ trương sửa NĐ 58 trong đó đã thể chế hóa việc thu hút dòng vốn nước ngoài trong thơi gian tới, làm sao thu hút mạnh hơn, căn cơ bài bản hơn và có cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho việc này.
Và để thu hút dòng vốn nước ngoài, cần phải nâng hạng thị trường. Có 3 yêu cầu đối với việc nâng hạng, thứ nhất là cải thiện kinh tế vĩ mô, thứ hai là cải thiện quy mô và thanh khoản của thị trường chứng khoán. 2 yếu tố này theo tôi, về cơ bản chúng ta đã đáp ứng được. Yếu tố thứ 3 là tăng khả năng tiếp cận của NĐT nước ngoài trên thị trường, gắn với việc nới room, với các chính sách tạo điều kiện cho NĐT nước ngoài.
Đối với việc nâng hạng, không chỉ UBCK mà tất cả các thành viên thị trường đều phải nỗ lực. Từ Báo cáo tài chính bằng tiếng Anh, từ website … đều phải cải thiện. Sau khi được nâng hạng sẽ có áp lực rất lớn lên thị trường để giữ hạng nhưng áp lực này sẽ thúc đẩy cơ quan quản lý, các thành viên thị trường tiếp tục nỗ lực cải cách để thu hút và giữ dòng vốn.
Điểm tiếp theo là phải tăng cường thanh tra giám sát trên TTCK. UBCK sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng. Bên cạnh đó là các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, liên quan đến kiến nghị của các thành viên thị trường thì UBCK sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện chương trình hành động để năm tới triển khai căn cơ và bài bản hơn.
Về nhóm giải pháp cổ phần hóa, trong những văn bản gần đây UBCK mới chỉ hướng dẫn các DN sau khi CPH lên Upcom. Năm tới có hướng tới việc những DN đủ điều kiện sẽ lên thẳng sàn niêm yết không?
Chúng tôi sửa NĐ 58 có tháo gỡ một số vướng mắc về cổ phần hóa và thoái vốn tại các yêu cầu mà trong luật Chứng khoán có sự khác biệt với NĐ 51. Chúng tôi vẫn đi theo quan điểm là trong chiến lược phát triển TTCK, phải nâng cao chất lượng phát hành, chất lượng của tổ chức niêm yết. Không được làm tổn thương các định hướng này.
Chúng tôi vẫn xác định các yêu cầu đối với tiêu chuẩn niêm yết và sẽ không có sự ngoại trừ đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Các DNNN cũng phải bình đẳng với các DN khác. Vì muốn lên niêm yết, không chỉ là chất lượng quy mô của DN, không chỉ là báo cáo tài chính mà còn là vấn đề quản trị công ty. Một doanh nghiệp muốn lên niêm yết phải thay đổi vấn đề quản trị công ty. Khi đó mới có sự tôn trọng cổ đông, tôn trọng các thành viên thị trường và minh bạch thông tin. Vì thế chúng tôi không hy sinh các tiêu chuẩn niêm yết đối với các DN cổ phần hóa và thoái vốn.
Thứ hai, chúng tôi đưa ra quy định bắt buộc, 1 tháng sau khi cổ phần hóa và thoái vốn xong phải đưa lên giao dịch trên Upcom để tạo điều kiện cho các NĐT được giao dịch, tạo thanh khoản cho các cổ phiếu đó. Đồng thời khi giao dịch trên Upcom, các DN đó phải chịu sự kiểm soát về công bố thông tin, về kiểm soát giao dịch và quản trị công ty.
Sau 6 tháng giao dịch trên Upcom, nếu có đủ điều kiện niêm yết theo như quy định chung thì chúng tôi sẵn sàng ủng hộ cho việc niêm yết. Đây cũng là việc để thúc đẩy DN tăng cường chất lượng quản trị, minh bạch thông tin, cấu trúc lại DN và chuẩn bị hồ sơ.
Theo ông, việc nâng hạng thị trường sẽ đem lại lợi ích gì cho Việt Nam?
Rõ ràng trong 1 cơ chế hội nhập, khi đã gia nhập WTO và sắp gia nhập TPP thì chúng ta không thể đứng ngoài hệ thống thị trường chứng khoán toàn cầu, muốn huy động vốn từ thị trường toàn cầu thì chúng ta phải cải cách. Tôi cho rằng nếu được nâng hạng, hình ảnh của TTCK Việt Nam sẽ tốt hơn. Các yêu cầu về quy mô thanh khoản cũng như chất lượng quản trị tăng lên thì sẽ thu hút dòng vốn nước ngoài tốt hơn, hỗ trợ tích cực hơn cho công tác CPH và xử lý nợ của ngân hàng.
Xin cảm ơn ông!
>>> Ông Vũ Bằng: Nới room đang gặp vướng mắc do phải chờ ban hành Luật Đầu tư
Bảo Ngọc (ghi)