MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán tuần qua: Bài học từ FPT

Nhiều người cho rằng, sau thông tin bác bỏ của FPT, những nhà đầu tư đua trần FPT trong ngày thứ 6 có thể sẽ “ngã ngựa” vào tuần sau.

Tâm lý nhà đầu tư dường như đã trở nên tích cực hơn nhiều, giúp cho thị trường có một tuần tăng điểm trọn vẹn. Nhưng khi đóng cửa, các sàn hầu như ở trong tình trạng số cổ phiếu giảm giá chiếm số lượng nhiều hơn, kể cả trong phiên tăng điểm mạnh cuối tuần, số mã giảm giá và tăng giá trên sàn HOSE khá cân bằng là 103 tăng/98 giảm, sàn HNX là 80 tăng/95 giảm. Điều này cho thấy đà tăng điểm của thị trường chỉ tập trung tại một số cổ phiếu chứ chưa lan tỏa khắp các nhóm.

Điều này là dễ hiểu khi triển vọng kinh tế vĩ mô chưa có chuyển biến rõ rệt, chiến thuật nhặt thóc lựa chọn đầu tư vào “những doanh nghiệp có nền tảng cơ bản, có kết quả kinh doanh tốt, hay có khả năng chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh” và giá cổ phiếu đã đủ thời gian tích lũy vẫn được nhiều người áp dụng.

Tuần qua có một sự kiện gây xôn xao. Tin đồn về việc “Apple mua lại FPT” có vẻ là nguyên nhân chính khiến cho cổ phiếu này tăng trần trong phiên cuối tuần với khối lượng khớp lệnh gần 4 triệu đơn vị. Nhiều người cho rằng, sau thông tin bác bỏ của FPT, những nhà đầu tư đua trần FPT trong ngày thứ 6 có thể sẽ “ngã ngựa” vào tuần sau.

Chỉ có thể nói, đây là một bài học cho nhà đầu tư khi xem nguồn gốc thông tin và cần có sự hiểu biết sâu về doanh nghiệp để đánh giá tính thực tế của thông tin. Song, không hiếm trường hợp từ một sự “hiểu lầm” như vậy, giá cổ phiếu cứ có “đà” tăng tiếp! 52.500 đồng cũng chưa phải là giá đỉnh của FPT trong lịch sử. Và xu hướng thị trường thì có vẻ đang thuận.

Biến động chỉ số và thanh khoản

VN-Index tăng cả 5 phiên từ 582,8 lên 596,3 điểm, tức đã tăng 13,5 điểm tương đương 2,3%. Khối lượng khớp lệnh trung bình đạt 102 triệu cổ phiếu/ngày –  giảm 4,7% so với tuần trước, giá trị khớp lệnh bình quân đạt 1.632 tỷ/ngày – tăng 5,4%.

Thông tin về cơn bão lớn trên biển và việc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 không tác động lâu đến thị trường mà tác động chính vẫn là những thông tin về kết quả kinh doanh. Với kết quả kinh doanh khả quan, các bluechips tiếp tục nâng đỡ VN-Index, vượt qua mốc 590 điểm không mấy khó khăn. Trong phiên cuối tuần, chỉ số đã tăng 5,9 điểm lên qua mức 596 với giá trị khớp lệnh đạt trên 2.000 tỷ.


Đứng đầu về giá trị giao dịch thỏa thuận trong tuần này là mã MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội với giá trị thỏa thuận là 470,6 tỷ. Cổ phiếu này được thỏa thuận chính vào ngày 15/07 với khối lượng gần 35,5 triệu đơn vị, giá trị 449,5 tỷ.

(Đv: tỷ đồng)

HNX-Index cũng tăng từ 78,6 lên 81,1 điểm, tức tăng 2,5 điểm tương đương 3,2%, chỉ giảm nhẹ 0,07 điểm vào phiên giữa tuần 16//07. KLGD khớp lệnh trung bình của sàn Hà Nội đạt 44,6 triệu đơn vị/ngày – giảm 11,3% so với tuần trước đó. Giá trị giao dịch đạt gần 552,2 tỷ/ngày – tăng 1,6%. 


Đứng đầu danh sách thỏa thuận tuần này là cổ phiếu VIX của CTCP chứng khoán IB với 1,52 triệu cổ phiếu tương đương 27,4 tỷ đồng, thực hiện vào ngày 17/07.

SHB vẫn đứng trong top đầu danh sách với 2,7 triệu cổ phiếu tương đương 25 tỷ đồng. Ngày 08/07, tập đoàn T&T của bầu Hiển công bố thông tin đăng ký mua 40 triệu cổ phiếu SHB với mục đích đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện thỏa thuận và khớp lệnh từ 10/7/2014 đến 8/8/2014.Trong tuần trước, SHB đã được thỏa thuận gần 39 triệu đơn vị.

(Đv: tỷ đồng)

Giao dịch của khối ngoại

Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng mạnh trong 2 ngày 14/7 và 15/7 nhưng mua ròng mạnh vào ngày 17/07. Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng có 380.662 cổ phiếu – giảm 86,7% so với tuần trước. Tính về giá trị, họ đã bán ròng cả tuần là 55,4 tỷ, tức là họ đã bán ròng 2 tuần nay.

Các chuyên gia chứng khoán nhận định rằng với vùng giá cao như hiện tại, cùng với tình hình kinh tế thế giới và trong nước chưa có nhiều chuyển biến thì việc khối ngoại mua ròng thấp trong thời gian này là điều có thể dự đoán được.


Top 10 cổ phiếu mua/bán của khối ngoại:

 

 Trong khi đó tại sàn Hà Nội, khối ngoại vẫn đang mua ròng đều đặn. Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng khối lượng 3,5 triệu cổ phiếu – giảm 14,4% so với tuần trước. Giá trị mua ròng đạt gần 88 tỷ đồng – giảm 18,2%.

Như vậy, nhìn chung khối ngoại đã mua ròng trên sàn Hà Nội suốt từ giữa tháng 5 đến nay.


Top 10 cổ phiếu mua/bán của khối ngoại:

Giao dịch của khối tự doanh trên HOSE

Khối tự doanh mua ròng gần 151 tỷ trong tuần qua, đặc biệt trong 2 ngày 15/07 và 16/07 với giá trị mua ròng là 68,6 và 67,5 tỷ đồng.

Cổ phiếu nổi bật

Top 5 các mã tăng/giảm trong tuần:

Thành Long

trangntm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên