MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán tuần qua: Khối nội chốt lời, khối ngoại lại tăng mua

Trong 2 tuần tới, các quỹ ETFs lớn hoạt động tại thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ bước vào đợt cơ cấu danh mục định kỳ của quý II.

Thị trường chứng khoán đã có một tuần giao dịch rất êm đềm. Bất chấp những thắc thỏm về ngưỡng kháng cự và sự thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh, VN-Index vẫn bình tĩnh đi lên liên tục cả 5 ngày và hiện đã đạt 562 điểm. Tính từ ngày 13/05 (khi VN-Index rơi xuống 513,9 điểm – mức thấp nhất từ lúc chấm dứt xu hướng tăng) thì chỉ số này đã khôi phục lại 9,35%.

Khối ngoại trở thành điểm nhấn của tuần với việc quay lại mua ròng liên tục trên sàn Hồ Chí Minh. Sự nâng đỡ của khối này đối với bluechips đặc biệt trong những ngày cuối tuần, chính là động lực giúp cho VN-Index tăng điểm. Trong khi đó, do không có nhiều hỗ trợ như vậy, HNX-Index đã giảm. Điều này khiến cho nhiều người lo ngại về một thị trường xanh vỏ đỏ lòng và trong khi nhiều cổ phiếu đã tăng 20% - 30% từ mức đáy thì có vẻ áp lực chốt lời sẽ gia tăng.

Ngược lại động thái của khối ngoại, khối tự doanh bán ròng liên tục. Cả tuần qua, họ đã bán ròng 17 tỷ đồng.

Trong 2 tuần tới, các quỹ ETFs lớn hoạt động tại thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ bước vào đợt cơ cấu danh mục định kỳ của quý II. Thị trường sẽ lại được dịp dự đoán danh mục điều chỉnh mà đáng chú ý trong lần này, có sự thay đổi về tỷ lệ free float của STB.

Biến động chỉ số và thanh khoản

VN-Index tăng liên tục cả 5 ngày trong tuần từ 541,5 lên 562 điểm, tức là đã tăng 20,5 điểm tương đương với 3,8%. Khối lượng khớp lệnh trung bình đạt 99 triệu cổ phiếu/ngày – giảm 1,6% so với tuần trước nhưng do mặt bằng giá của các cổ phiếu đã cao hơn tuần trước đó nên giá trị khớp lệnh bình quân tăng 7%, đạt 1.377 tỷ/ngày.

Về thỏa thuận, cổ phiếu TBC của CTCP Thủy điện Thác Bà tiếp tục có giao dịch thỏa thuận lớn với 12,5 triệu cổ phiếu được trao tay vào ngày 26/05, tương đương giá trị 252 tỷ. Số cổ phiếu này được mua bởi REE. Sau khi mua thêm, REE chính thức thành cổ đông có sở hữu đa số với khối lượng cổ phần nắm giữ tại TBC gần 37 triệu đơn vị, tương đương 58,14% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của TBC. Cách đây gần 2 tuần, REE cho biết công ty đang đàm phán mua cổ phiếu TBC từ Chứng khoán HSC (mã HCM) với số lượng cổ phiếu 12,5 triệu đơn vị. Đợt giao dịch này, tuy không công bố tên đơn vị/cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu TBC, nhưng có thể dự đoán HSC đã mua cổ phiếu từ cá nhân Nguyễn Tấn Thắng để chuyển nhượng lại cho REE.

(Đv: tỷ đồng)

HNX-Index tăng liên tục 3 ngày đầu tuần lên 77,2 điểm nhưng lại giảm liền trong 2 ngày sau đó và chốt tuần tại 75,8 điểm. Nói chung, HNX-Index có một tuần giao dịch khá êm đềm với mức tăng 1,3 điểm tương đương 1,8%. Và cũng tương tự như sàn HOSE, KLGD khớp lệnh trung bình của sàn Hà Nội đạt 63,6 triệu đơn vị/ngày – giảm 7% so với tuần trước đó nhưng giá trị giao dịch tăng 6,6%, đạt 594,7 tỷ/ngày.

Tuần qua, giao dịch thỏa thuận trên sàn này không có gì nổi bật. VCG đứng đầu danh sách với giá trị 9,6 tỷ. Các giao dịch thỏa thuận của VCG rải rác trong tuần, nhiều nhất vào ngày 27/05 với 800.000 đơn vị tương đương 9,5 tỷ.

(Đv: tỷ đồng)

Giao dịch của khối ngoại

Khối ngoại trở lại giao dịch sôi động trên thị trường sau 1 tuần nghỉ ngơi.

Trên sàn HCM tuần qua, khối ngoại quay trở lại mua ròng liên tục và đặc biệt nhiều trong 2 ngày cuối tuần. Tính chung cả tuần thì khối này đã mua ròng với tổng khối lượng là 15,2 triệu đơn vị - tăng 75,6% so với tuần trước . Giá trị mua ròng cả tuần là 456,2 tỷ - tăng 483,5%.

Ngược lại, tại sàn Hà Nội, khối ngoại bán ròng nhẹ trong ngày 26/05 và 29/05, mua ròng lớn trong ngày 27/05 và 30/05 . Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng gần 2 triệu cổ phiếu – giảm 80% so với tuần trước. Giá trị mua ròng đạt 44,5 tỷ đồng – giảm 67%.

Top 10 cổ phiếu mua/bán của khối ngoại:

Giao dịch của khối tự doanh trên HOSE

Tuần qua, khối tự doanh tiếp tục bán ròng liên tục.  Ngay ngày đầu tuần, khối này bán ròng 12,2 tỷ - lớn nhất trong tuần. Tổng giá trị bán ròng của tự doanh trong tuần là 17  tỷ.

Cổ phiếu nổi bật

Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (mã OCH): thông qua kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của OCH tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và dịch vụ Đại dương xanh và Công ty TNHH MTV Quản lý bất động sản Tân Đại Dương.

Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn ( mã VHC): ngày 29/5/2014 VHC ký kết hợp đồng bán toàn bộ 70% số lượng cổ phiếu VHC sở hữu tại Công ty cổ phần thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1 (VHF) với giá chuyển nhượng 19,6 triệu USD.

Công ty Cổ phần Kinh Đô (mã KDC): Ngày 27/5, Hội đồng quản trị CTCP Kinh Đô đã phê chuẩn danh sách những nhà đầu tư tham gia mua trong đợt phát hành riêng lẻ 40 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Với giá phát hành là 44.000 đồng/cp, 5 nhà đầu tư tham gia phải bỏ ra 1.760 tỷ đồng để trở thành cổ đông chiến lược của Kinh Đô. Trừ đi chi phát hành, số tiền thu ròng là hơn 1.700 tỷ đồng.

Những nhà đầu tư tham gia gồm có Cty TNHH Tháp Láng Hạ - chủ đầu tư dự án 89 Láng Hạ, Hà Nội, CTCP Đồng Tâm, Cty TNHH MTV Thương mại Đồng Tâm (công ty con của CTCP Đồng Tâm), Cty TNHH Đầu tư Bất động sản An Thịnh Lộc và CTCP Đầu tư Trường Phát.

4000 tỷ tiền mặt trong tay, Kinh Đô sẽ mua một công ty dầu ăn?

Công ty Cổ phần Gemadept (mã GMD): Sáng ngày 27/05/2014, Đại hội cổ đông thường niên năm 2014 của CTCP Gemadept tiến hành đã thông qua kế hoạch doanh thu 2.650 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 600 tỷ đồng trong năm 2014. GMD sẽ hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý về chuyển nhượng 85% vốn góp của Cao ốc Gemadept, hoàn thành thủ tục Giấy phép xây dựng các Dự án Khu phức hợp Viên Chăn và khu phức hợp Saigon Gem và tiến hành xây dựng ngay khi được cấp phép.

Top 5CP tăng/giảm nhiều nhất tuần:

Thành Long

trangntm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên