MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp nhiệt điện: Gánh nặng từ những khoản vay ưu đãi trong quá khứ

PPC là doanh nghiệp đứng đầu về quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu cũng như quy mô doanh thu quý 2/2014 và 6 tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên DN nhỏ nhất: NBP lại có tỷ suất sinh lời tốt nhất.

3 doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành nhiệt điện đã công bố BCTC quý 2/2014 với kết quả kinh doanh có phần kém khả quan hơn cùng kỳ mà nguyên nhân chính là do lỗ chênh lệch tỷ giá. 

STT

Công ty

Nhiên liệu

Thành lập

Cổ phần hóa

Số tổ máy (từ 2007)

Tổng công suất thiết kế (MW)

1

Nhiệt điện Bà Rịa

BTP

Khí

1992

2006

8

               272

3

Nhiệt điện Ninh Bình

NBP

Than

1995

2006

4

               100

4

Nhiệt điện Phả Lại

PPC

Than

1982

2006

6

            1,040

Trong 3 DN này, PPC thành lập sớm nhất và đứng đầu về quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu cũng như công suất thiết kế các tổ máy. Nhiệt điện Ninh Bình nhỏ nhất nhưng trong tương lai khi nhiệt điện Thái Bình 1 (công suất 2x300 MW) sáp nhập với nhiệt điện Ninh Bình thì tổng công suất mới của nhà máy là 700 MW – cao hơn nhiều so với Nhiệt điện Bà Rịa.

Doanh nghiệp nhỏ bán được điện giá cao

Trao đổi với PPC, chúng tôi được biết giá bán điện bình quân được tính toán bằng cách lấy doanh thu bán điện chia cho sản lượng điện thương phẩm. Theo đó, giá bán điện bình quân của PPC trong năm 2013 là 1.151,7 đồng/KWh, của BTP là 1.422,5 đồng/Kwh và của NBP là 1.551,6 đồng/Kwh.

Sản lượng tăng giúp doanh thu 6 tháng đầu năm tăng trưởng tốt

Quý 2/2014, doanh thu thuần của các DN nhiệt điện niêm yết đều tăng. Với vị thế như trên, Nhiệt điện Phả Lại đồng thời đứng đầu về quy mô doanh thu quý 2/2014 cũng như 6 tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, PPC lại đứng cuối cùng về tốc độ tăng trưởng doanh thu dù vẫn đạt trên 10%. Doanh thu tăng là nhờ PPC tăng sản lượng điện thương phẩm, còn giá bán điện vẫn đang trong quá trình đàm phán với EVN và được tạm tính ở mức 85% giá chính thức của năm 2013 (tức 979 đồng/KWh)

Đại diện PPC cũng cho biết, trong quý 1/2014, giá bán điện được hạch toán tạm tính bằng năm 2013 do chưa thực hiện đàm phán, nhưng khi việc đàm phán đã xác định mức giá tạm tính thì doanh thu và lợi nhuận của quý 1/2014 bị điều chỉnh giảm và thực hiện điều chỉnh vào trong kết quả sản xuất kinh doanh của quý 2/2014.

Tăng trưởng cao nhất là BTP với 63%, đạt mức doanh thu là 673 tỷ. 6 tháng đầu năm 2014, BTP đạt 1.332 tỷ doanh thu thuần – tăng 68,4% so với cùng kỳ. Giá điện bán cho EVN vẫn đang trong quá trình đàm phán nên công ty hạch toán doanh thu với giá điện tạm tính bằng giá năm 2013 (tức 1.422,5 đồng/Kwh)

Giá nhiên liệu tăng cao, lợi nhuận gộp biên suy giảm so với cùng kỳ

Mặc dù doanh thu tăng trưởng khá tốt nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp biên của các DN trong 6 tháng đầu năm đều giảm so với cùng kỳ.

Lợi nhuận gộp biên của PPC sụt giảm bất ngờ từ 20,5% trong 6T2013 xuống còn 7,6% trong 6T2014. Lý giải điều này, PPC cho biết nguyên nhân là do giá than và giá dầu FO đều tăng mạnh.

Đây hẳn cũng là nguyên nhân chung dành cho các DN nhiệt điện. BTP có mức tăng trưởng lợi nhuận gộp 30% là nhờ doanh thu tăng rất cao, còn lợi nhuận gộp biên cũng giảm từ 9,6% còn 7,5% do giá khí tăng.

Gánh nặng từ các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá

Quý 2/2014, PPC báo lỗ ròng 49,2 tỷ. BTP cũng bất ngờ thông báo lỗ 7,6 tỷ. Đây là 2 doanh nghiệp nhiệt điện đang có những khoản vay bằng ngoại tệ rất lớn và từ lâu.

Theo giải trình của Nhiệt điện Bà Rịa, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện trong quý 2/2014 là 38,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ công ty lãi chênh lệch tỷ giá tới 9,4 tỷ đồng. Cuối năm 2013, vay nợ của BTP bao gồm 35 tỷ won (KRW) và 4,6 triệu USD. Đây vốn là những khoản vay ưu đãi ODA và từ Ngân hàng thế giới (vay lại qua EVN) từ nhiều năm trước.

Tại thời điểm cuối quý 1/2014, tỷ giá VND/KRW tăng nhẹ so với cuối năm 2013 đã giúp cho BTP có một khoản doanh thu tài chính từ chênh lệch tỷ giá khi đánh giá lại khoản vay. Tại thời điểm 30/06/2014, đồng KRW vẫn giảm giá so với VND nên BTP vẫn có khoản doanh thu tài chính như vậy.

Song BTP lại bị lỗ chênh lệch tỷ giá khi đánh giá lại khoản vay bằng USD do vào ngày 18/06, NHNN tăng tỷ giá VND/USD thêm 1%.

Tuy nhiên, mới đây BTP cho biết tại thời điểm lập BCTC soát xét quý 2/2014, công ty chưa nhận được BCTC sau soát xét của CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (BTP nắm 2% vốn điều lệ) nên chưa hoàn nhập khoản dự phòng đầu tư tài chính của công ty này. Nếu khoản dự phòng này được hoàn nhập, lợi nhuận trước thuế của BTP sẽ tăng thêm 10 tỷ đồng.

Về phía PPC, do đã hoạt động lâu, sản lượng sản xuất không có khả năng cải thiện mạnh mà lợi nhuận của PPC gắn liền với việc lãi/lỗ từ chênh lệch tỷ giá khi đánh giá lại nợ gốc của khoản vay bằng đồng JPY. Tại thời điểm 31/12/2013, số dư vay dài hạn của PPC với EVN gần 27 tỷ JPY tương đương 5.374,9 tỷ VND. Đây là khoản vay EVN cho PPC vay lại từ nguồn của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) để đầu tư xây dựng nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại 2 với thời hạn 22 năm 6 tháng kể từ ngày 26/12/2006.

Cuối quý 2/2014, tỷ giá VND/JPY tăng so với cuối quý 1 khiến cho PPC bị lỗ chênh lệch tỷ giá gần 260 tỷ. Và điều này tác động mạnh đến KQKD quý 2 của doanh nghiệp: PPC lỗ ròng 49,2 tỷ.

Không có những khoản vay bằng ngoại tệ như 2 doanh nghiệp trên, NBP lãi ròng 9 tỷ trong quý 2/2014 – tăng 50% so với cùng kỳ.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận sau thuế của PPC là 172,2 tỷ - giảm 87% so với cùng kỳ và hoàn thành 49% kế hoạch, BTP đạt 35,7 tỷ - giảm 49%, hoàn thành 80% kế hoạch còn NBP đạt 16,4 tỷ - giảm 5,7% nhưng đã hoàn thành vượt 79% kế hoạch.

Doanh nghiệp nhỏ nhất dẫn đầu về tỷ suất sinh lời

ROA và ROE trung bình của 3 DN nhiệt điện lần lượt là 2,4% và 4,8%. NBP đứng đầu về tỷ lệ ROA và ROE, cao hơn hẳn so với 2 DN còn lại.

Các chỉ số định giá của NBP cũng khá hấp dẫn

>>> Series Review kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm theo ngành
Lan Nguyên

trangntm

Theo Infonet

Trở lên trên