MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hạ nhiệt cuối phiên, VN-Index vẫn tăng 10 điểm

VN-Index "tăng vèo vèo" lên 543,59 điểm, tăng 4,75% so với tuần trước và tăng 7,72% so với đầu năm. Chỉ số này đã tăng 11 phiên liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất trong 1 năm qua.

Đóng cửa phiên giao dịch 17/1, VN-Index đã làm “ngỡ ngàng” toàn thể giới đầu tư khi có thời điểm tăng hơn 15 điểm lên sát 550 điểm. Nhưng có vẻ cú phi nước đại của VN-Index không lấy được lòng của số đông bởi thực tế thị trường tăng điểm nhờ các cổ phiếu vốn hóa lớn, trong khi 118 mã giảm giá trên sàn HoSe trong phiên chiều.

VN-Index chốt phiên cuối tuần tăng 10 điểm lên 543,59 điểm, tăng gần 40 điểm so với cuối năm 2013 với hơn 117 triệu cổ phiếu giao dịch trên sàn HoSe, giá trị giao dịch hơn 2.300 tỷ đồng.

Các cổ phiếu chủ chốt kéo Vn-Index tăng mạnh là MSN tăng trần 6.000 đồng/cp lên 95.500 đồng/cp, HPG tăng trần lên 50.300 đồng/cp, BVH tăng trần lên 41.400 đồng/cp, VIC, VNM tăng 2.000 đồng, GMD tăng 1.200 đồng, DPM tăng 1.900 đồng, FPT tăng 1.000 đồng…

Trong khi VN-Index tăng 1,88% thì Vn30-Index tăng 2,72% trong phiên hôm nay.

Các cổ phiếu khác tăng mạnh trong phiên có BSI tăng trần, BMP tăng 1.500 đồng còn lại KBC, ITA, FCN, VOS, HCM, TCM điều chỉnh hàng loạt trong đó HCM giảm 700 đồng/cp.

Trong khi đó trên sàn Hà Nội, sự điều chỉnh đã bắt đầu ngay từ phiên sáng, HNX-Index chốt phiêm giảm 0,29 điểm xuống 72,79 điểm với 143 mã giảm giá trong khi chỉ có 75 mã tăng giá. Nhóm cổ phiếu nóng hầu hết đều bị bán mạnh GGG từ tăng trần thành giảm sàn (mất 20% trong 1 phiên), SHN dư bán sàn hơn 500 nghìn cp, nhóm cổ phiếu dầu khí như PGS, PVI, PVS đều giảm điểm, PPE, PSG giảm sàn, PVX giảm 200 đồng, cổ phiếu tăng giá có ACB tăng 400 đồng, VND tăng 200 đồng, SD9 giảm 1.100 đồng/cp.

Sàn Hà Nội hôm nay khớp lệnh hơn 71 triệu cp, tương đương 676 tỷ đồng. Tính chung hai sàn hôm nay giao dịch gần 3.000 tỷ đồng.





~~~

14h, MSN, HPG tăng trần, VN-Index tăng hơn 15 điểm lên 549 điểm.

~~~

Vn-Index trong phiên chiều tăng gần 12 điểm lên 545,51 điểm. Thị trường đang ở tình trạng “xanh vỏ đỏ lòng” khi VN-Index bứt phá mạnh nhưng số mã giảm giá trên sàn (101 mã) cao hơn số mã tăng giá (97 mã).

MSN tăng 5.000 đồng/cp, cách giá trần 1.000 đồng, VIC tăng 3.500 đồng/cp, HPG tăng 1.800 đồng, GMD tăng 900 đồng, VNM, PVD tăng 1.000 đồng, DPM tăng 1.900 đồng, BMP tăng 1.500 đồng, BVH tăng 2.000 đồng/cp…

Trong khi đó trên sàn Hà Nội, HNX-Index điều chỉnh từ đầu phiên, VND tăng 700 đồng nhờ NĐT nước ngoài mua vào 950.000 cổ phiếu này, ACB tăng 500 đồng, KLS tăng 200 đồng sau khi công bố lãi ròng 138 tỷ trong năm 2013, VCS tăng 1.200 đồng.

Các cổ phiếu dầu khí như PVS, PGS, PVA, PVC, PVI giảm điểm đồng loạt.

Lý do thị trường tăng điểm mạnh là nhờ nguồn vốn ngoại đổ vào ồ ạt trong 2 tuần đầu năm 2014 (xem thêm)

~~~

Sáng nay VN-Index có lúc tăng hơn 6 điểm lên 539,4 điểm, tại thời điểm 9h 30 chỉ số này tăng 4,87điểm lên 538,41 điểm,

Nhóm cổ phiếu bluechips tiếp tục tăng điểm rất mạnh, HPG tăng 1.400 đồng và lên 48.900 đồng/cp, các CTCK hiện nay đánh giá HPG thuộc nhóm cổ phiếu “vượt trội” (outperform) nhờ tình hình kinh doanh cải thiện, các cổ phiếu khác tăng giá mạnh có HAG tăng 500 đồng, HSG tăng 600 đồng, MSN tăng 2.000 đồng, VIC, BMP, PVD, FPT tăng 1.000 đồng, SSI tăng 400 đồng, BVH tăng 1.500 đồng.

Tại nhóm penny và midcap, BSI tăng trần lên 6.800 đồng/cp, CTD tăng 1.000 đồng/cp, EVE tăng trần, FCN tăng 600 đồng, FCM tăng 500 đồng, KHA tăng 1,000 đồng.

Tại sàn Hà Nội, VCS tăng 1.100 đồng, nhóm cổ phiếu đầu khí tiếp tục bứt phá, PVE tăng 400 đồng, PGS tăng 100 đồng, PVS, PVA giảm nhẹ 100 đồng, PVI tăng 500 đồng.

VND đang được khối ngoại mua rất mạnh, cổ phiếu này tăng 700 đồng lên 13.600 đồng/cp, nhóm cổ phiếu chứng khoán khác như KLS tăng nhẹ 100 đồng trong khi VIG giảm 100 đồng.

Theo VCBS, về diễn biến ngắn hạn, nhịp tăng này đã kéo dài khá lâu và cũng cần những nhịp điều chỉnh cũng như cần thời gian để xây dựng mặt bằng giá mới. Thêm vào đó, thời điểm nghỉ Tết cũng đang đến gần và lực cầu vào thị trường, đặc biệt là lực cầu từ các nhà đầu tư trong nước, có thể sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều từ tâm lý nghỉ ngơi. Do đó, rủi ro thị trường có thể xảy ra các phiên điều chỉnh khi các cổ phiếu tăng đến ngưỡng kỳ vọng lợi nhuận của nhà đầu tư là đáng để cân nhắc trong ngắn hạn.

Với quan điểm thận trọng, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư không nên mua thêm các cổ phiếu đã tăng nóng trong thời gian qua. Tuy nhiên, với việc khối ngoại vẫn đang duy trì động thái mua ròng mạnh khá tích cực trên thị trường, tập trung nhiều tại các blue-chips, thì việc điều chỉnh của thị trường nếu xảy ra cũng không đáng ngại, khả năng sụt giảm sâu của thị trường được đánh giá là thấp.

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên