NT2: Sức hút mới của "siêu cổ phiếu" ngành điện
Ngay sau khi lên sàn HOSE, cổ phiếu NT2 đã thu hút cả nhà đầu tư nội, ngoại. Hiện NT2 đang được khối ngoại mua ròng lớn chỉ sau SSI trong tuần đầu tháng 8.
- 13-08-2015Phê duyệt thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh
- 12-08-2015Brazil đầu tư gần 54 tỷ USD để phát triển ngành điện tới 2018
NT2 được cả nhà đầu tư nội ngoại săn đón
Ngày 12/6,Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (Mã: NT2) chính thức niêm yết trên HOSE với 256 triệu cổ phiếu lưu hành
Trước đó, NT2 đã giao dịch trên UPCOM nhưng chỉ thực sự toả sáng khi chính thức niêm yết trên HOES, với thanh khoản luôn rơi vào "top" đầu của thị trường.
Theo đánh giá của chuyên gia phân tích tại CTCK lớn, thì "NT2 có vẻ đẹp của một 'cô gái chân quê' với tài sản đầu tư lớn, hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt đến từ nền tảng công nghệ vượt trội". Điều đó giúp NT2 có sức hấp dẫn tự nhiên mà không cần "quảng cáo"
Theo thống kê của chúng tôi, trong 10 phiên giao dịch tính từ ngày 28/7 đến ngày 10/8, khối lượng giao dịch đạt trên 3,8 triệu cp/ngày. Trong đó giao dịch đột biến vào ngày 28/7 đạt hơn 10,5 triệu cp.
Diễn biến giá NT2 trong vòng 1 tháng
Đặc biệt, việc các cổ đông lớn bán ra làm cho NT2 có một lượng cung rất lớn nhưng thị trường vẫn hấp thụ hết đã chứng tỏ sức hút của cổ phiếu điện này.
Cụ thể, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã bán hết veo 7,166 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu từ 62,8% xuống còn 60%.Trước đó, VNPT cũng đã thoái 4,9 triệu cp.
Mới đây, ngày 3/8, TCT Điện Lực Vinacominđã thoái thành công toàn bộ 12,8 triệu cổ phiếu NT2, tương đương với 5% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn của công ty này.
Hiện các đơn vị nhận chuyển nhượng một lượng lớn cổ phiếu NT2 vẫn chưa lộ diện.
Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng của NDH, NT2 đang là cổ phiếu được cả nhà đầu tư nội và nhà đầu tư ngoại quan tâm.
Nguồn tin này cho biết, hiện đang có 2 quỹ lớn là Dragon Capital và VFM nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu ngành này.
Mới đây nhất, Quỹ DWS Vietnam Fund LimitedDWS (tổng vốn 322 triệu USD) cho biết đã đầu tư vào NT2. Theo thống kê, trong tuần giao dịch từ 3-7/8, khối ngoại đã mua vào hơn 4 triệu cp NT2 với giá trị lên tới 108 tỷ đồng.
Đặc biệt, ngày 12/8, NT2 đã được khối ngoại mua ròng tiếp hơn 1 triệu cp.
Phần lớn họ đều tỏ ra lạc quan với NT2 sau khi công ty này công bố BCTC quý 2. Cụ thể, tổng doanh thu lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 3.744 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.Lợi nhuận 6 tháng đạt 622 tỷ đồng, hoàn thành 99,28% kế hoạch.
Theo giới phân tích, NT2 sẽ trở thành 1 trong 20 công ty có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE và sẽ là tâm điểm thu hút dòng tiền từ: (1) Quỹ đóng do đã thỏa mãn điều kiện niêm yết tại sàn chính thức; (2) Quỹ ETF trong 6 tháng tới do thỏa các điêu kiện về vốn hóa, khối lượng, giá trị giao dịch; (3) các quỹ chỉ số nội địa như VFMVN30, và các nhà đầu tư trong nước khác do tỷ lệ cho vay ký quỹ mở rộng.
Hồi tháng 5, NT2 đã thực hiện chia thưởng với tỷ lệ 13% bằng tiền mặt, dự kiến đến 14/8 sẽ chốt danh sách nhận cổ phiếu thưởng tỷ lệ 7% với tỷ lệ phát hành tương ứng 17,92 triệu cp. Nếu thành công, vốn điều lệ của NT2 sẽ tăng lên 2.739 tỷ đồng.
Xoá bỏ độc quyền...IPO ngành điện đứng trước cơ hội mới
NT2 sở hữu và vận hành Nhà máy Nhiệt điện khí lớn của ngành Dầu khí, chiếm 7,5% tổng nhu cầu tiêu thụ điện toàn miền Nam, đáp ứng khoảng 3,5% nhu cầu điện của cả nước.
Trong chính sách phát điện cạnh tranh và bán buôn điện cạnh tranh của Bộ Công Thương, xét về dài hạn NT2 được cho là sẽ được hưởng lợi. Đặc biệt, trong một cuộc họp báo ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN đã cảnh báo năm 2015 có thể thiếu điện ở các tỉnh phía nam cao do một số nhà máy điện mới chưa đi vào hoạt động và EVN đang phải triển khai một số dự án cấp bách như dự án điện Vĩnh Tân 2, các nhà máy điện Duyên Hải 1-3 mở rộng để bù khoảng 3000 MW thiếu hụt. Đây cũng có thể được coi là lợi thế tạm thời của NT2.
Đặc biệt, Việt Nam đang hoàn thiện NĐ 60 về tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Đây có thể được coi là động lực, giúp ngành điện thay đổi được cơ bản, nâng cao năng suất, lợi nhuận tương xứng.
Được biết, tất cả các nhà máy điện Genco đều có tài sản hoạt động lớn, trong đó mỗi nhà máy đóng góp 10% - 12% sản lượng điện cả nước. Tính đến ngày 31/3/2014, Genco 3 có tổng giá trị tài sản lớn nhất (3,7 tỷ USD), sau đó là Genco 1 (3,1 tỷ USD) và Genco 2 (1,3 tỷ USD).
Tuy nhiên,lợi nhuận sau thuế hợp nhất (không tính lỗ từ chênh lệch tỷ giá) của Genco 3 năm 2013 chỉ đạt 283 tỷ đồng, trong khi của Genco 1 và 2 đạt lần lượt đạt 305 tỷ đồng và 2.523 tỷ đồng.
Người đồng hành