MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Soi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Tân dược niêm yết

Trong nửa đầu năm 2014, chi phí đầu vào của các DN tăng lên nhưng sự tăng trưởng của lợi nhuận gộp và LNST cho thấy nhiều khả năng phần này đã được chuyển cho người tiêu dùng thông qua tăng giá bán thuốc.

Doanh nghiệp Dược phẩm thường được nhắc đến là một trong những lựa chọn hàng đầu cho đầu tư dài hạn. Tổng kết lại hoạt động kinh doanh trong quý 2/2014, 6 doanh nghiệp ngành Tân dược có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khá khả quan và có vẻ sự lựa chọn này của nhà đầu tư vẫn được đảm bảo.

Tên công ty

Sản phẩm chủ lực

Điểm nhấn

DHG

Dược Hậu Giang

Kháng sinh và giảm đau

Mạng lưới phân phối cực rộng

IMP

Dược phẩm IMEXPHARM

Kháng sinh

Trình độ công nghệ cao

DMC

Xuất nhập khẩu Y tế Domesco

Kháng sinh, tim mạch, tiểu đường

Mạng lưới phân phối, quy mô SX lớn

DCL

Dược Cửu Long

Không ấn tượng

Gần như độc quyền cung ứng sản phẩm viên nang mềm

SPM

CTCP S.P.M

Viên sủi vitamin MyVita

Phụ thuộc hoàn toàn vào Công ty TNHH Đô Thành về phân phối

PMC

Dược phẩm Dược liệu Pharmedic

Thuốc sát trùng I ốt Povidine, thực phẩm chức năng (bột bìm bìm, cao atiso, cao rau đắng)

Bán hàng trực tiếp thông qua 20 xe tải và 80 nhân viên











Đứng đầu về quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trong danh sách là CTCP Dược Hậu Giang (DHG) và CTCP S.P.M (SPM)

Doanh thu tăng trưởng mạnh

Ngoại trừ IMP, các doanh nghiệp Tân dược đều có doanh thu quý 2/2014 cũng như 6 tháng đầu năm tăng khá cao so với cùng kỳ.

Với lợi thế quy mô và mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước bao gồm 12 công ty con, 24 chi nhánh và 20.000 đại lý, DHG cũng là doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất trong danh sách. Doanh thu quý 2/2014 của DHG đạt 976 tỷ - tăng 25,2% so với cùng kỳ, doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 1.704 tỷ - tăng 10%.

Domesco DMC tuy có tổng tài sản thấp hơn hẳn DHG và SPM nhưng lại đứng thứ 2 về doanh thu quý 2/2014 cũng như 6 tháng đầu năm, đạt giá trị lần lượt là 398 tỷ - tăng 13,2% và 772 tỷ - tăng 21%. Đây là doanh nghiệp dẫn đầu trong cung ứng thuốc giá rẻ, có thị trường xuất khẩu rất ổn định sang các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Phi. Một thuận lợi nữa của DMC là có cổ đông chiến lược là tập đoàn Dược phẩm CFR International SPA của Chile (nắm 46% cổ phần) nhưng chưa rõ cổ đông này đã hỗ trợ được gì trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hay chưa.

SPM phụ thuộc hoàn toàn vào Công ty TNHH Đô Thành (Công ty tiền thân của S.P.M, chủ tịch HĐQT của SPM là giám đốc của Đô Thành) trong việc phân phối, đồng thời công ty lại đang trải qua quá trình tái cấu trúc công ty. Theo SPM, trong quý 2/2014, công ty đã cơ cấu lại danh mục sản phẩm sản xuất, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới nhằm phát huy năng suất nhà máy, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Theo đó, mặc dù đứng thứ 2 từ trên xuống về quy mô vốn và tài sản nhưng doanh thu của SPM lại đứng thứ 2 từ dưới lên. Quý 2/2014 và 6 tháng đầu năm đạt lần lượt là 118 tỷ- tăng 8,5% và 200 tỷ - tăng 19,5%.

IMP có doanh thu giảm là do kết quả đấu thầu thuốc vào bệnh viện trong 6 tháng đầu năm không tốt trước ảnh hưởng của thông tư 01 của Bộ y tế khiến cho tỷ trọng kênh ETC (kênh điều trị) giảm từ 65% xuống 30%.



Phần chi phí tăng giá của nguyên liệu nhập khẩu được chuyển hết cho người tiêu dùng?

Với sự tăng trưởng của doanh thu, ngoại trừ IMP thì hầu hết các doanh nghiệp cũng đều tăng mạnh về lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp biên cũng tăng so với cùng kỳ và đều ở mức khá cao.

Doanh nghiệp Tân dược phải nhập khẩu nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài. Trong nửa đầu năm 2014, không chỉ giá hóa chất sản xuất dược phẩm mà giá xăng dầu và tỷ giá cũng đều tăng và chắc chắn có tác động đến chi phí giá vốn của các doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, cùng với sự tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ chi phí chung (bao gồm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) so với doanh thu thuần trong 6T2014 ở mức cao hơn so với 6T2013.

Thế nhưng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp Tân dược vẫn tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Như vậy, sự tăng trưởng của lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế cho thấy mức tăng lên của chi phí đầu vào đã được chuyển cho người tiêu dùng thông qua tăng giá bán thuốc.

Doanh nghiệp nhỏ nhất có tỷ suất sinh lời tốt nhất

Qua các số liệu phía trên, có thể nhận thấy PMC là doanh nghiệp nhỏ nhất về quy mô tài sản và doanh thu nhưng lợi nhuân gộp biên đứng trong top 3. Còn tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA và trên vốn chủ sở hữu ROE thì đứng đầu danh sách và cao hơn hẳn các doanh nghiệp còn lại.

PMC cũng là doanh nghiệp có EPS bình quân 4 quý cao nhất và P/E thấp nhất.

Theo Cục Quản lý Dược, đến cuối 2013, đã có 39 dự án FDI vào ngành dược, với tổng vốn đăng ký lên tới 303 triệu USD. 26/39 dự án đã đi vào hoạt động. Bên cạnh đó cũng đã có khoảng 300 công ty phân phối dược có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và chỉ riêng 3 công ty Zuellig Pharma, Mega Products và Diethelm Việt Nam chiếm tới 50% tổng thị phần phân phối thuốc ở Việt Nam.

Mặc dù cho đến nay hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Tân dược này vẫn tăng trưởng tốt nhưng sự cạnh tranh trong ngành tại thị trường Việt Nam sẽ ngày càng gay gắt.

>>> Series Review kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm theo ngành

Lan Nguyên

trangntm

Theo Infonet

Trở lên trên