MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Soi" quy mô thoái vốn của VNPT trên thị trường chứng khoán

VNPT phải thoái vốn tại 13 doanh nghiệp trên HSX, HNX và UpCom. Tính theo thị giá hiện hành, quy mô thoái vốn chỉ quanh mức 550 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định số 888/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT giai đoạn 2014 - 2015.

Cùng với quyết định này là VNPT sẽ phải thoái vốn tại 63 doanh nghiệp mà tập đoàn đang nắm vốn. Trong số 63 doanh nghiệp này, có một số doanh nghiệp hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Để giúp nhà đầu tư ước lượng được số tiền VNPT có thể thu hồi về được trong đợt bán vốn này, chúng tôi liệt kê số lượng cổ phiếu, giá trị vốn hóa tính theo thị giá hiện tại của các Doanh nghiệp niêm yết mà VNPT đang nắm.

Quy mô thoái vốn không quá lớn

Trên thị trường chứng khoán (tính các doanh nghiệp niêm yết trên HSX, HNX và giao dịch trên UpCom), lượng cổ phiếu mà VNPT nắm giữ không quá lớn về giá trị.

Xét về lượng cổ phiếu và giá trị, khoản đáng giá nhất của VNPT là khoản đầu tư vào Sacom (SAM) với khoản tiền tương đương giá trị thị trường là 360 tỷ đồng.

Tên

Phần vốn của VNPT

SLCP

Thị giá 11/6

Giá trị tại ngày 11/6

Sacom

SAM

  40.577.792

8.900

     361.142.348.800

PVPNT2

NT2

12.800.000

7.500

       96.000.000.000

PTP

PTP

3.332.000

7.500

       24,990,000,000

PTIC

PTC

3.000.000

5.700

       17.100.000.000

HACISCO

HAS

2.210.000

6.000

       13.260.000.000

PMC

PMT

2.490.000

4.600

       11.454.000.000

TST

TST

1.575.000

4.900

         7.717.500.000

Viễn thông VTC

VTC

2.116.316

5.000

       10.581.580.000

LTC

LTC

1.120.000

8.200

         9.184.000.000

SZL

SZL

0

15.100

         Đã thoái  

Bảo Minh

BMI

0

13.400

Đã thoái

Viteco

VIE

765.000

3.400

         2.601.000.000

QTC

QCC

490.000

2.700

         1.323.000.000

 Tổng

 

 

 

     555.353.428.800

Đã thoái vốn xong tại một số doanh nghiệp khá nhẹ nhàng

Công cuộc thoái vốn Nhà nước quả thật không dễ! VNPT có lẽ cũng không ngoại lệ nhưng những khởi đầu của doanh nghiệp này có lẽ thuận lợi hơn bởi 2 lựa chọn thoái vốn đầu tiên đều là cổ phiếu thanh khoản khá tốt, giá trên 10.000 đồng.

Bởi đề án tái cơ cấu VNPT không phải ngày một ngày hai mà quyết nên trong quá trình đề án phê duyệt thì tập đoàn này đã kịp thoái vốn thành công tại 2 doanh nghiệp niêm yết là Sonadezi Long Thành (SZL) và Bảo Minh (BMI).

Sonadezi Long Thành (SZL): 2 lần mới thoái xong. Đăng ký bán toàn bộ 1.065.600 cổ phiếu từ 16/9/2013 đến 15/10/2013 nhưng VNPT chỉ thành công có phần nhỏ-373.500 cổ phiếu. Phần dư 692.100cổ phiếu phải chờ đến lần đăng ký thứ 2 và thành công khoảng 1 tháng sau đó.  [xem thêm]

Bảo Minh (BMI): Chỉ đăng ký 1 lần từ 20/2 đến 21/3/2014 và VNPT đã thoái thành công 585.570 cổ phiếu BMI đang nắm giữ. [Xem thêm]

>>Chia tay Mobifone: Lợi nhuận của VNPT đi về đâu?

>>Thoái vốn khỏi Sacom, VNPT có thể thu về khoảng 360 tỷ đồng

>> Thủ tướng phê duyệt phương án tái cơ cấu VNPT, điều chuyển MobiFone về Bộ TT&TT

>> VNPT sẽ phải thoái hết vốn tại Maritimebank và 62 doanh nghiệp khác

Thanh Hiên

thanhhuong

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên