MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Trước giờ giao dịch 08/04] Khối lượng kỷ lục tại SHN và CII

Khối ngoại lại có phiên giao dịch bán ròng trên cả hai sàn. Như vậy trong 2 phiên gần đây khối ngoại đều có giao dịch ngược chiều với sự tăng giảm của VNIndex.

Phiên giao dịch ngày 07/04, thị trường đã lấy lại những gì để mất của phiên trước đó. VNIndex tăng 5,14 điểm về mốc 548,1 điểm; HNX cũng tăng mạnh 0,67 điểm lên mốc 82,33 điểm. Điểm đáng mừng là thanh khoản hai sàn đã được cải thiện mạnh so với hôm qua khi mà sàn HSX có 92,5 triệu cổ phiếu được giao dịch còn HNX con số là hơn 40 triệu cổ.

Dù vậy, khối ngoại lại có phiên giao dịch bán ròng trên cả hai sàn. Trên HSX họ bán ra 48,25 tỷ đồng tập trung ở các mã PVD 21,6 tỷ; CII 17,1 tỷ; STB 12,9 tỷ…trong khi ngân hàng vẫn được mua mạnh với BID 12,4 tỷ; VIC 11 tỷ; CTG 7,2 tỷ…HNX cũng không khác hơn khi họ bán ra 5,99 tỷ đồng với 3 mã quen thuộc: PVS 3,9 tỷ; SHB 2,8 tỷ; LAS 1,7 tỷ…trong khi mua vào nhiều nhất ở TNG 1,2 tỷ.

Như vậy trong 2 phiên gần đây khối ngoại đều có giao dịch ngược chiều với sự tăng giảm của VNIndex.

Cổ phiếu đáng chú ý

SHN: Tăng trần, khối lượng đột biến hơn 5 triệu cổ phiếu

Khá bất ngờ bởi SHN 2 phiên gần đây nhất cổ phiếu này giảm sàn và trong suốt cả tháng giao dịch cổ phiếu này chỉ có 2 phiên giao dịch trên 1 triệu cổ phiếu. Nhưng hôm qua SHN tăng trần với khối lượng khớp lệnh hơn 5 triệu cổ phiếu – gần đạt mức kỷ lục trong 6 tháng trở lại đây.

SHN hiện đang đối mặt với nguy cơ bị huỷ niêm yết bắt buộc trên HNX. Khoản lỗ lũy kế tính đến hết năm 2014 (theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014) của SHN đã lên tới gần 327 tỷ đồng, vượt qua vốn điều lệ của công ty (324,5 tỷ đồng).

CII: Tăng 800đ (4,3%) lên 19.300đ, thanh khoản hơn 9,7 triệu cổ

Thanh khoản là yếu tố bất ngờ với CII trong phiên giao dịch hôm nay khi khối lượng giao dịch khớp lệnh lên tới hơn 9,7 triệu đơn vị. Phiên giao dịch cũng ghi nhận mức khớp lệnh kỷ lục của cổ phiếu này kể từ khi niêm yết.

BID: Tăng 600đ (3,4%) lên 18.400đ

 Đóng cửa phiên giao dịch tại 18.400đ, thanh khoản khá tốt, đạt hơn 2,6 triệu đơn vị và vượt qua trung bình 20 phiên giao dịch gần nhất, BID đã tạm vượt qua ngưỡng kháng cự ngắn hạn tại vùng giá 18.000đ. Khối ngoại cũng mua vào hơn 700 nghìn đơn vị BID trong phiên, đây cũng là yếu tố giúp cổ phiếu này có phiên hồi phục khá mạnh.

Thông tin đáng chú ý là theo báo cáo của Ban điều hành MHB trình cổ đông, đầu năm 2014, MHB đã hoàn tất việc xây dựng đề án tái cơ cấu MHB đến năm 2015 trình NHNN. Từ quý 4/2014, MHB đã phối hợp với BIDV triển khai việc xây dựng đề án sáp nhập MHB và BIDV theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN.

MBB: Theo tài liệu ĐHCĐ, năm 2015, MB dự kiến tăng tổng tài sản thêm 8-10%. Vốn điều lệ tăng từ 11.594 tỷ đồng lên 16.000 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu dưới 3% (năm 2014 là 2,73%). Mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 3.250 tỷ đồng, trong đó riêng ngân hàng mẹ 3.150 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức khoảng 10%, tương đương năm 2014.

GAS: Theo tài liệu đại hội cổ đông thường niên năm 2014, dựa trên phương án giá dầu 100 USD/thùng, năm 2015, GAS đặt kế hoạch doanh thu 69.539 tỷ đồng – giảm 5,6% so với năm 2014, trong đó doanh thu của công ty mẹ là 61.998 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch là 11.526 tỷ đồng – giảm 19,8% so với năm 2014, phần lợi nhuận thuộc về công ty mẹ là 11.339 tỷ đồng. GAS cũng đặt kế hoạch chia cổ tức với tỷ lệ 30%. Năm 2014, công ty sẽ trả cổ tức tối thiểu 33%.

Đặc biệt, GAS dự kiến tăng vốn điều lệ nhưng chưa công bố kế hoạch cụ thể. Trước đó, GAS đã rầm rộ với kế hoạch chi hàng nghìn tỷ mua cổ phiếu quỹ nhưng chỉ thực hiện mua chút đỉnh.

Lịch sự kiện

TNG: Trả cổ tức đợt 2/2014 bằng tiền, 600 đồng/CP

CTB: Trả cổ tức đợt 1/2014 bằng tiền, 1.700 đồng/CP

VCM: Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2014 bằng tiền, 2.000 đồng/CP

CFC: Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2014 bằng tiền, 1.000 đồng/CP

NGC: Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2014 bằng tiền, 1.000 đồng/CP

PEC: Giao dịch bổ sung 291.533 CP

Tin kinh tế đáng chú ý:

Yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất trung và dài hạn thêm 1-1,5%

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 3/2015. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 1-1,5%/năm bằng biện pháp thị trường. Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Hải Long

Minh Trang

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên