[Trước giờ giao dịch 24/03] Khối ngoại bán ròng trước sức ép giảm giá VND?
Theo lý thuyết, tại một thị trường đang có sức ép giảm giá đồng nội tệ, hành động của NĐTNN thường là bán danh mục để quy đổi về USD hoặc trì hoãn việc giải ngân.
- 23-03-2015[Doanh nghiệp 23/03]: VIC mở rộng đầu tư, AGF được SCIC chào bán đắt gấp đôi
- 23-03-2015Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 24/03
- 23-03-2015Cổ phiếu đáng chú ý ngày 23/3: Thị trường giảm điểm, DXG đi ngược xu thế
Những tưởng rằng sau đợt review của 2 quỹ ETFs ngoại, thị trường sẽ lấy lại được màu xanh khi mà buổi đầu giao dịch ngày hôm qua, VN-Index đã có lúc tiến sát đến ngưỡng 580 điểm. Tuy nhiên sau đó càng về cuối phiên, sắc đỏ càng chiếm ưu thế trên cả hai sàn với hơn 300 mã giảm điểm. Chốt phiên VN-Index giảm mạnh 4,55 điểm về sát ngưỡng 570,89 điểm; HNX giảm 1,19 điểm còn 83,94 điểm. Thanh khoản duy trì ở mức trung bình với hơn 96 triệu cổ phiếu trên HSX và 48 triệu trên HNX.
Khối ngoại bán ròng 97.4 tỷ đồng trên HSX và 22.3 tỷ đồng trên HNX. Các mã dầu khí đứng đầu top bán mạnh nhất với 3 trong 4 mã là PVD (30,2 tỷ), GAS (16,7 tỷ), HAG (14,9 tỷ), PVS (14,6 tỷ), trong khi chiều mua ròng khá yếu khi mà chỉ có bất ngờ là DXG được mua 12,9 tỷ.
Công ty chứng khoán Rồng Việt nhận định trong bản tin hàng ngày “Cùng với những đồn đoán gần đây trên thị trường liên quan đến khả năng điều chỉnh tỷ giá của NHNN, thông tin liên quan đến Indonesia có thể là nguyên nhân đã ảnh hưởng đến tâm lý của NĐTNN trong phiên hôm nay.
Theo lý thuyết, tại một thị trường đang có sức ép giảm giá đồng nội tệ, hành động của NĐTNN thường là bán danh mục để quy đổi về USD hoặc trì hoãn việc giải ngân. Lý thuyết này có thể phần nào giải thích động thái bán ròng của khối ngoại trong các phiên gần đây nói chung và phiên hôm nay nói riêng.”
Cổ phiếu đáng chú ý
DXG: Tăng 300đ (1,8%) lên 17.400đ
Trong một phiên giao dịch giảm điểm trên diện rộng ở cả hai sàn thì DXG đột nhiên đi ngược thị trường khi bất ngờ tăng điểm. Đáng chú ý hơn khi thời gian gần đây giá cổ phiếu này liên tục đi xuống. Khối ngoại mua mạnh hơn 750 nghin cổ phiếu này trong phiên có thể là tác nhân chính cho sự tăng điểm và là điểm thu hút của DXG.
FLC: Giảm 600đ (4,9%) xuống 11.700đ
Sau phiên giao dịch bùng nổ hôm thứ 6 tuần trước khi lên sát giá trần, hôm qua FLC bất ngờ đảo chiều khi giảm mạnh 600 đồng.
TSC: tiếp tục tăng trần phiên thứ 5 liên tục lên mức giá 23.500 đồng
FCM: Giảm sàn với khối lượng khớp lệnh tăng hơn 4 lần trung bình. Cuối tuần, FCM đã họp ĐHCĐ với kế hoạch doanh thu năm 2015 là 600 tỷ đồng - tăng 23,5% so với kết quả đã thực hiện năm 2014 (485,7 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế là 40 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2014 (26,8%). Tỷ lệ chi trả cổ tức là 5%. FCM cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 410 tỷ lên 610 tỷ.
Tại đại hội, cổ đông chất vấn và thể hiện sự không hài lòng với việc không chia cổ tức năm 2014, tỷ lệ cổ tức thấp năm 2015 cùng việc tăng vốn nhanh nhưng hiệu quả kinh doanh không tăng tương ứng.
AGF: Tăng trần lên 19.200 đồng
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thông báo về việc chào bán cạnh tranh cổ phần tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang. Theo đó SCIC chào bán toàn bộ số cổ phiếu AGF mà Tổng công ty này đang nắm giữ, tức 2.106.266 cổ phần tương đương 8,24% vốn điều lệ của AGF với giá khởi điểm 40.100 đồng/cổ phần. Mức giá này vẫn cao hơn gấp đôi mức 19.200 đồng ở trên.
KLF: công ty sẽ chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 9% vốn điều lệ để thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Ngày đăng ký cuối cùng là 03/04/2015.
PVR: Sau kết quả kiểm toán, LNST của PVR chỉ còn 668,8 triệu đồng, giảm 1 tỷ so với trước kiểm toán. Ngoài ra, PVR cũng đã thu tiền khách hàng từ dự án Văn Phú và Việt Hưng nhưng chưa thực hiện phát hành hóa đơn GTGT.
Lịch sự kiện
FMC: Trả cổ tức đợt 1/2014 bằng tiền, 1.500 đồng/cp
CHP: Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2014 bằng tiền, 900 đồng/cp
BIC: Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2014 bằng tiền, 1.000 đồng/cp
ELC: Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2014 bằng tiền, 1.200 đồng/cp
KBE: Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2014 bằng tiền, 1.000 đồng/cp
Tin kinh tế đáng chú ý
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, thị phần hàng dệt may của Trung Quốc ở Hoa Kỳ đã giảm xuống trong khi thị phần của Việt Nam đang tăng lên. Nhiều đơn hàng và dây chuyền cung ứng đang dịch chuyển về Việt Nam và sẽ còn dịch chuyển mạnh hơn khi rào cản đối với hàng dệt may được xóa bỏ trên thị trường Hoa Kỳ.
Hải Long