MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Trước giờ giao dịch 31/03] Ngày chốt NAV quý I của các quỹ đầu tư

Ngày hôm nay là ngày chốt NAV quý I/2015 của các quỹ đầu tư. Kỳ vọng của nhà đầu tư trong ngày này thường là sự khởi sắc của thị trường để các quỹ có thể chốt NAV ở một con số đẹp.

Phiên giao dịch hôm qua, Thi trường tiếp tục giảm điểm và xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ tâm lý một cách nhanh chóng. Chốt phiên VNIndex giảm 6,23 điểm còn 545,19 điểm. Thanh khoản có sự cải thiện hơn khi khối lượng giao dịch đạt gần 106 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 2.118 tỷ đồng.  HNX cũng không khá hơn khi giảm 0,81 điểm về mốc 81,59 điểm.

Sự giảm điểm này diễn ra trên diện rộng với hơn 178 mã đỏ lửa trên sàn HSX. Không chỉ các mã vốn hóa lớn mà nhiều cổ phiếu đầu cơ và penny cũng lao dốc mạnh kèm thanh khoản tăng.

Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng 169,5 tỷ trên HSX nhưng trong đó VIC chiếm đến 150 tỷ đồng, PVD 20 tỷ, GAS 7 tỷ…Ở chiều mua vào có BID 10,7 tỷ ; PDR 9,7 tỷ; IMP 7,8 tỷ không đáng kể. Trên HNX cũng bị bán ra 8,88 tỷ đồng ở các mã PVS 5,7 tỷ; VCG 1,96 tỷ; SHB 1,4 tỷ…

Đáng chú ý giao dịch thỏa thuận hôm nay có KDC thỏa thuận 7,2 triệu cổ giá sàn đạt 301,68 tỷ đồng. VIC thỏa thuận 6,76 triệu cổ, tương đương hơn 319 tỷ đồng.

Ngày hôm nay là ngày chốt NAV quý I/2015 của các quỹ đầu tư. Kỳ vọng của nhà đầu tư trong ngày này thường là sự khởi sắc của thị trường để các quỹ có thể chốt NAV ở một con số đẹp.

Cổ phiếu đáng chú ý

KDC:  Giảm 500đ (1,1%) xuống 44.500đ

Đóng cửa phiên giao dịch, KDC rơi xuống 44.500đ và đây cũng là mức giá thấp của cổ phiếu này trong phiên. Thanh khoản KDC đạt hơn 304 nghìn đơn vị, nhưng đáng chú ý khi có tới 7,2 triệu đơn vị giao dịch thỏa thuận tại mức giá sàn 41.900đ.

DLG: Giảm 600đ (Giảm sàn) xuống 9.200đ

DLG đã giao dịch khá ổn định trong phần lớn thời gian giao dịch buổi sáng và đầu giờ chiều. Tuy nhiên từ thời điểm 13h40 trở đi, áp lực bán đột ngột tăng mạnh lên DLG và mau chóng đẩy cổ phiếu này xuống mức giá sàn. Giá giảm mạnh đã kích thích dòng tiền bắt đáy tham gia và đẩy thanh khoản DLG lên cao hơn khi đạt 4,2 triệu đơn vị, tăng mạnh so với mức giao dịch trung bình 20 phiên gần nhất.

HQC: Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2015, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty – Ông Trương Anh Tuấn cho biết  Quý 1 ước lợi nhuận sau thuế HQC đạt được khoảng 30 tỷ đồng. Con số này tương đương gần bằng 10% kế hoạch lợi nhuận sau thuế đề ra cho cả năm 2015, và gần bằng với số thực hiện cả năm 2014 (gần 32 tỷ đồng).

NLG: Theo đại diện của NLG, năm 2015, NLG dự kiến bán 2.2663 đơn vị sản phẩm (dòng sản phẩm Nam Long Home – căn hộ, Flora, Ehome) chưa tính đến khối lượng sản phẩm đất nền tung ra thị trường. NLG ước tính năm 2015 công ty sẽ ghi nhận doanh thu (báo cáo tài chính) 1.459 tỷ đồng và 181 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

SDT: Quỹ Đầu tư Giá trị MB Capital đăng ký mua 400.000 cổ phiếu SDT. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 1/4 đến 27/4/2015.

TTF: Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành  dự kiến phát hành 40 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong tháng 4 năm nay. Tỷ lệ thực hiện quyền mua là 10:4. Kế hoạch phát hành này triển khai nội dung Nghị quyết ĐHCĐ bất thường ngày 2/2/2015 của công ty. Giá phát hành dự kiến bằng mệnh giá, thu về 400 tỷ đồng

CTD: Mới đây, The Ton Poh Thailand Fund đã công bố thông tin giao dịch cổ phiếu CTD của CTCP xây dựng Cotec. Theo công bố, The Ton Poh Thailand Fund đã mua vào 2,5 triệu cổ phiếu CTD, tương ứng 5,92% cổ phần của CTCP Xây dựng Cotec. Trước đó, The Ton Poh Thailand Fund chưa từng là cổ đông của Cotec.

Lịch sự kiện

VFC: Trả cổ tức đợt 1/2014 bằng tiền, 2.000 đồng/CP

NBP: Trả cổ tức đợt 2/2013 bằng tiền, 300 đồng/CP và trả cổ tức đợt 1/2014 bằng tiền, 500 đồng/CP

VSH: Trả cổ tức năm 2013 bằng tiền, 1.000 đồng/CP và trả cổ tức đợt 1/2014 bằng tiền, 500 đồng/CP

LHG: Trả cổ tức năm 2013 bằng tiền, 1.000 đồng/CP

HHS: Trả cổ tức năm 2014 bằng tiền, 1.000 đồng/CP

C47: Giao dịch bổ sung 1.360.000 CP

NHA: Giao dịch bổ sung 2.500.000 CP

BPC: Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2014 bằng tiền, 1.000 đồng/CP

Tin kinh tế đáng chú ý

Bộ Tài chính vừa ban hành biểu đồ thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, giai đoạn 2015- 2019. Theo đó, biểu Việt Nam - Nhật Bản sẽ có 3.234 số dòng thuế có thuế suất 0% (tương đương với 33,8% tổng biểu thuế), và 354 dòng thuế suất không cam kết cắt giảm, thuế suất áp dụng sẽ theo mức thuế MFN tại thời điểm hiện hành. Các dòng thuế có thuế suất bằng 0% tại thời điểm 1/4/2015 tập trung vào các nhóm mặt hàng: chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm tân dược…

Hải Long

Minh Trang

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên