Thị trường ngày 11/3: Giá dầu, vàng, quặng sắt, cà phê đồng loạt tăng do USD yếu đi
Đồng USD giảm mang lại hy vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất, từ đó kích thích hàng loạt hàng hóa tăng giá trong phiên thứ Sáu (10/3).
- 11-03-2023Nghịch lý giá vật liệu xây dựng tăng mạnh, nhu cầu giảm
- 10-03-2023Người dân chê không ăn, Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu 'siêu thịt bò' sang Đông Nam Á - trong đó có Việt Nam
- 10-03-2023"Giấc mơ thịt bò Việt" của Vinamilk: Nuôi bò công nghệ Nhật ở Tam Đảo, quản lý từ "gia phả bò" đến khâu phân phối, có thể quét QR Code truy xuất nguồn gốc
Ảnh minh họa
Dầu tăng sau dữ liệu thị trường việc làm Mỹ
Giá dầu tăng hơn 1% vào thứ Sáu sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ tốt hơn mong đợi.
Dầu Brent kết thúc phiên tăng 1,19 USD, tương đương 1,5%, lên 82,78 USD/thùng. Dầu thô Trung cấp Tây Texas của Mỹ (WTI) tăng 96 cent, tương đương 1,3%, ở mức 76,68 USD.
Mặc dù vậy, dự đoán về các đợt tăng lãi suất tiếp theo ở nền kinh tế lớn nhất thế giới và ở châu Âu đã che mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầu và khiến cả hai loại dầu thô chuẩn đều giảm trong tuần này. Tính chung cả tuần, cả 2 loại dầu đều giảm hơn 3% do lo ngại việc Mỹ tăng lãi suất.
Đồng đô la mạnh lên cũng đang khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. Chỉ số Dollar index giảm trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần tăng.
Về phía cung, các nhà sản xuất dầu lớn Saudi Arabia và Iran, cả hai đều là thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, đã thiết lập lại quan hệ trở lại sau nhiều ngày đàm phán
Vàng tăng mạnh
Giá vàng tăng gần 2% vào thứ Sáu do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ sụt giảm và thị trường tài chính rộng lớn lo ngại về sự sụp đổ của lĩnh vực ngân hàng Mỹ sau khi SVB Financial Group – một ngân hàng lớn của Mỹ - phá sản, làm lu mờ báo cáo việc làm mạnh mẽ của nền kinh tế lớn nhất thế giới và đẩy dòng tiền trú ẩn an toàn chảy dồn vào vàng thỏi.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên 10/3 tăng 1,8% lên 1.863,46 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 14 tháng 2. Giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 4 cũng tăng 1,8% lên mức 1.867,20 USD/ounce.
Tính chung cả tuần, giá vàng tăng gần 1%, là tuần tăng thứ hai liên tiếp.
Rắc rối của công ty cho vay công nghệ Mỹ SVB lan tràn khắp thị trường toàn cầu và ảnh hưởng đến các cổ phiếu ngân hàng, làm gia tăng sự quan tâm đến vàng thỏi - thường được coi là phương tiện lưu trữ giá trị an toàn trong những thời điểm bất ổn.
Nhôm thấp nhất 2 háng do lo ngại về lãi suất
Giá nhôm chạm mức thấp nhất trong hai tháng vào thứ Sáu, do áp lực bởi những lo ngại về tác động của lãi suất cao hơn đối với tăng trưởng kinh tế và nhu cầu kim loại.
Nhôm kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại London kết thúc phiên giảm 0,5% xuống còn 2.315 USD/tấn, sau khi chạm mức yếu nhất kể từ ngày 6 tháng 1.
Edward Gardner, chuyên gia kinh tế hàng hóa tại Capital Economics, cho biết: “Dự đoán lãi suất cao hơn phù hợp với quan điểm ảm đạm và u ám hơn về nhu cầu kim loại, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi giá giảm”.
Cà phê tăng
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 tăng 1% lên 1,7670 USD/lb sau khi trước đó có lúc giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tuần là 1,7375 USD.
Xuất khẩu cà phê xanh tại Brazil đã giảm 35,8% trong tháng 2, do dự trữ tại nước này xuống thấp sau hai vụ mùa kém trong khi nông dân không muốn bán những gì còn lại với giá thấp hiện tại, tập đoàn xuất khẩu Cecafe cho biết hôm thứ Năm.
Cà phê robusta giao tháng 5 giảm 0,7% xuống 2.152 USD/tấn.
Ngô, lúa mì tăng
Giá lúa mì Mỹ tăng vào thứ Sáu, được thúc đẩy bởi đồng USD yếu đi, sau khi chạm mức thấp nhất trong 20 tháng, trong khi giá ngô kỳ hạn tăng từ mức thấp nhất trong 7 tháng.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì đỏ mềm vụ đông kỳ hạn tháng 5 tăng 13,5 cent lên 6,79-1/4 USD/bushel, ngô tăng 5-3/4 cent lên 6,17-1/4 USD/bushel, trong khi đậu tương giảm 3-3/4 cent xuống 15,07 USD/bushel.
Cơ quan dự báo thời tiết của chính phủ Mỹ cho biết hôm thứ Năm rằng El Nino có thể hình thành trong mùa hè năm 2023 và kéo dài đến mùa thu, tạo thuẩn lợi cho vụ mùa của Mỹ.
Quặng sắt tăng
Giá quặng sắt kỳ hạn tương lai tăng cao hơn vào thứ Sáu nhờ sự lạc quan về nhu cầu thép của Trung Quốc khi nước này bước vào mùa xây dựng cao điểm - mùa xuân.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch đã tiết chế sự nhiệt tình của họ, có tính đến các rủi ro về quy định. Tạp chí Chứng khoán Thượng Hải thuộc sở hữu nhà nước cho biết, chính phủ Trung Quốc có thể thực hiện các biện pháp để kiềm chế giá quặng sắt tăng vọt.
Hợp đồng quặng sắt tháng 5 được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đã tăng tới 2,6% lên mức cao nhất của hợp đồng này, là 932,5 nhân dân tệ (133,92 USD)/tấn.
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng kỳ hạn tháng 4 tăng 0,7% lên 128,55 USD/tấn vào cuối phiên, sau khi có lúc đạt mức cao nhất trong phiên là 130,70 USD.
Cao su giảm
Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản giảm vào thứ Sáu, thiết lập tuần giảm đầu tiên trong ba tuần, do các thương nhân đánh giá tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, lo ngại về việc tăng lãi suất của Mỹ và đồng yên mạnh hơn.
Hợp đồng cao su giao tháng 8 trên Sàn giao dịch Osaka (OSE) giảm 3 yên, tương đương 1,4% xuống 218,6 yên (1,61 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá giảm khoảng 4,7%.
Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) giảm 225 NDT, tương đương 1,84% xuống 12.025 NDT (1.726,66 USD)/tấn.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản giảm 0,83%.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 11/3:
Nhịp sống thị trường