MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường ngày 14/7: Giá vàng vượt 1.800 USD/ounce, đồng lập đỉnh 2 năm, quặng sắt cao nhất 1 năm

14-07-2020 - 08:30 AM | Thị trường

Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên thế giới ngày 12/7 nhiều kỷ lục từ trước tới nay gây lo ngại nhiều nền kinh tế, trong đó có Mỹ, sẽ đóng cửa kinh tế trở lại, gây áp lực khiến giá dầu giảm nhưng lại đẩy giá vàng tăng mạnh. Tuy nhiên, kỳ vọng sắp có vắc xin hiệu quả chống lại virus này cũng tác động phần nào lên các thị trường hàng hóa.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, riêng trong ngày 12/7, thế giới đã có trên 230.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 - mức cao kỷ lục, phần lớn xảy ra ở Tây Bán cầu, nhất là Mỹ và Mỹ Latinh. Riêng tại Florida (Mỹ) có hơn 15.000 ca nhiễm mới chỉ trong vòng 24 giờ, mức cao kỷ lục chưa xảy ra đối với bất cứ tiểu bang nào. Nhiều bang của Mỹ đã tạm hoãn việc nới lỏng những hạn chế đối với các hoạt động kinh doanh để làm giảm sự lây lan của loại virus đã khiến cho gần 140.000 người Mỹ bị tử vong này.

Dầu giảm do số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến và căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng

Giá dầu giảm khoảng 1% trong phiên giao dịch vừa qua do số ca nhiễm virus corona trên toàn cầu có ngày tăng cao kỷ lục, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ Mỹ có thể đóng cửa nền kinh tế trở lại. Căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng càng góp phần gây áp lực lên giá mặt hàng này.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent giảm 52 US cent (1,2%) xuống 42,72 USD/thùng, trong khi đó dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 45 US cent (1,1%) xuống 40,10 USD/thùng.

Căng thẳng giữa Mỹ và Châu Âu với Trung Quốc gia tăng cũng đang gây áp lực lên thị trường dầu mỏ. Liên minh Châu Âu cho biết đang chuẩn bị các biện trừng phạt Trung Quốc để đáp trả việc Trung Quốc ban bố Luật an ninh mới đối với Hongkong. Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc càng gia tăng sau khi Trung Quốc tuyên bố trừng phạt 3 nghị sĩ cấp cao và một đại sứ Mỹ nhằm trả đũa lệnh trừng phạt của Washington với Bí thư đảng ủy Tân Cương liên quan tới vụ việc Chính phủ Trung Quốc từ đầu năm 2017 bị cáo buộc đã đưa khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung.

Hôm nay và ngày mai (14 & 15/7), Ủy ban giám sát của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ họp và dự kiến sẽ đưa ra kiến nghị về những mức cắt giảm sản lượng trong thời gian tới. OPEC+ dự kiến sẽ đưa mức cắt giảm sản lượng xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày, từ mức 9,7 triệu thùng đã áp dụng trong tháng 5 và 6, do nhu cầu dầu thế giới đã hồi phục.

Vàng tăng vượt 1.800 USD do số ca nhiễm virus tăng

Giá vàng vượt mức 1.800 USD/ounce trong phiên vừa qua, sau khi số ca nhiễm virus ở Mỹ tăng mạnh có thể khiến ngân hàng trung ương nước này đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp kích thích kinh tế.

Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.809,74 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 0,7% lên 1.814,1 USD/ounce.

Chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures, ông Bob Haberkorn, nhận định: "Với tình trạng số ca nhiễm virus tăng, Mỹ có thể sẽ đóng cửa nền kinh tế trở lại", và "Vàng đang được hưởng lợi và sẽ tiếp tục như vậy nhờ những hành động mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương khác dự kiến sẽ đưa ra".

Việc Trung Quốc đưa ra các biện pháp đáp trả Mỹ sau khi Mỹ trừng phạt một số quan chức cấp cao của Trung Quốc cũng là động lực góp phần đẩy giá vàng tăng lên.

Đồng USD giảm 0,3%, sau khi đã trải qua 3 tuần giảm liên tiếp trước đó. Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán chính trên Phố Wall tăng điểm vì nhà đầu tư phấn khởi khi có những dấu hiệu cho thấy việc nghiên cứu phát triển các vắc xin chống lại Covid-19 có nhiều tiến triển.

Kim loại màu vàng đã tăng hơn 19% từ đầu năm đến nay do sự kích thích lớn từ các chính phủ và ngân hàng trung ương trên toàn cầu để hồi sinh các nền kinh tế bị coronavirus tấn công. (Truyện đầy đủ)

Đồng lập "đỉnh" 2 năm

Giá đồng vừa lập kỷ lục cao nhất trong vòng 2 năm do nhà đầu tư mua mạnh bởi lo ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do công nhân ở Chile đình công và lũ lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc.

Kết thúc phiên giao dịch, trên sàn London (LME), đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng tăng 2,5% lên 6.575 USD/tấn. Trước đó trong cùng phiên, có thời điểm giá đạt 6.633 USD/tấn, mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 6/2018. Tính từ thời điểm giá thấp nhất 4 năm hồi tháng 3/2020 tới nay, đồng đã tăng giá trên 50%.

Tình trạng nguồn cung đồng vốn đã khan hiếm sau khi mỏ đồng lớn nhất thế giới - Codeloco và nhiều công ty khai thác đồng khác ở Chile đã phải thay đổi mô hình sản xuất, tạm dừng việc nâng cấp và vận hành lò luyện nhằm ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19. Mới đây nhất, công nhân ở mỏ Zaldivar của hãng Antofagasta (Chile) đình công đòi tăng lương, làm gia tăng áp lực lên nguồn cung.

Lũ lụt ở tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) cũng có thể ảnh hưởng tới sản xuất đồng, mặc dù Jiangxi Copper – một trong những nhà sản xuất đồng lớn nhất nước này – cho đến nay vẫn gần như không bị ảnh hưởng gì bởi lũ lụt, vì phần lớn việc vận chuyển hàng hóa của mỏ này sử dụng đường sắt.

Sắt thép tăng, quặng sắt cao nhất gần 1 năm do nguy cơ nguồn cung khan hiếm

Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc tăng trong phiên 13/7, với mức tăng nhiều nhất trong vòng hơn 1 tháng và kết thúc phiên ở mức giá cao nhất gần 1 năm do dự báo nguồn cung từ các mỏ sắt ở Australia sẽ khan hiếm do yếu tố mùa vụ.

Trên sàn Đại Liên, quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 có thời điểm tăng 5,8% lên 837 CNY (119,57 USD)/tấn, mức tăng trong 1 ngày nhiều nhất kể từ 8/6/2020. Hợp đồng này kết thúc ngày ở mức tăng 4,8% đạt 829 CNY/tấn, cao nhất kể từ 22/7/2019.

Dự báo nguồn cung quặng sắt từ Australia sẽ ít đi vì nhiều công ty khai thác quặng của nước này vừa trải qua một năm kinh doanh (kết thúc vào tháng 6/2020) thua lỗ. Hoạt động bảo dưỡng các cảng biển và hệ thống đường sắt ở nước này cũng sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung.

Trong khi đó, giá thép tăng thúc đẩy nhu cầu quặng sắt tăng. Phiên vừa qua, trên sàn Thượng Hải, thép cây kỳ hạn tháng 10 tăng 1% lên 3.739 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 1% lên 3.734 CNY/tấn; và dưỡng các cảng biển và hệ thống đường sắt ở nước này cũng sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung.

Trong khi đó, giá thép tăng thúc đẩy nhu cầu quặng sắt tăng. Phiên vừa qua, trên sàn Thượng Hải, thép cây kỳ hạn tháng 10 tăng 1% lên 3.739 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 1% lên 3.734 CNY/tấn; và thép không gỉ tăng 1,6% lên 13.665 CNY/tấn.

Tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất của các lò cao ở 247 nhà máy thép trên toàn Trung Quốc tính đến 10/7 là 93,08%, theo số liệu của Mysteel.

Đường thô thấp nhất 2 tuần

Giá đường thô trên sàn New York đã chạm mức thấp nhất trong vòng hơn 2 tuần ở phiên giao dịch vừa qua do tình trạng nguồn cung khan hiếm đã dịu lại – dấu hiệu cho thấy nhu cầu đường yếu đi.

Kết thúc phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,18 US cent (1,5%) xuống 11,58 US cent/lb – thấp nhất 2 tuần. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 cũng giảm 0,3 USD (0,1%) xuống 335,1 USD/tấn, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất 2,5 tháng.

Theo thông tin từ nhà môi giới Marex Spectron, các nhà máy chế biến mía Brazil đang sản xuất đường với công suất tối đa. Sản lượng đường của nước này trong 3 tháng đầu của niên vụ này (tháng 4-6) đạt mức cao kỷ lục lịch sử, khi các nhà máy chế biến mía tiếp tục gia tăng tỷ lệ mía ép lấy đường vì thị trường ethanol suy yếu.

Cà phê hồi phục

Giá cà phê hồi phục trong phiên vừa qua, với arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 1,25 US cent (1,3%) lên 98,65 US cent/lb và robusta giao cùng kỳ hạn tăng 27 USD (2,3%) lên 1.224 USD/tấn.

Mặc dù giá đã đảo chiều tăng trở lại sau 4 phiên giảm liên tiếp trước đó, song các nhà kinh doanh mặt hàng này vẫn nhận định thị trưởng cà phê sẽ tiếp tục dư thừa. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng dầu năm 2020 đã giảm 2% so với tháng 5.

"Khi thời tiết vẫn thuận lợi cho vụ mùa ở Brazil và ở các nước sản xuất khác, nguồn cung sẽ dồi dào để đáp ứng nhu cầu trên toàn cầu trong 2 năm tới", Marcelo Fraga Moreira, giám đốc phái sinh của công ty xuất khẩu Veloso Green Coffee (Brazil) cho biết. Ông này dự báo giá arabica sẽ giảm xuống gần 90 US cent/lb.

Cao su tăng

Giá cao su trên cả 2 sàn Tokyo (TOCOM) và Thượng Hải đều tăng trong phiên vừa qua.

Trên sàn TOCOM, cao su kỳ hạn tháng 12 tăng 1,7 JPY lên 156,8 JPY (1,46 USD)/kg do giá ở Thượng Hải tăng và bởi chỉ số chứng khoán Nikkei mạnh lên thúc đẩy nhu cầu đối với những tài sản rủi ro cao. Chỉ số Nikkei trung bình đã tăng lên mức cao nhất 1 tháng vào cuối ngày do các nhà phân tích lạc quan về khả năng sắp có vắc xin hiệu quả để chống lại Covid-19.

Thịt lợn ở Trung Quốc tăng

Giá thịt lợn tại Trung Quốc trong tuần đầu tháng 7/2020 tăng do nguồn cung lợn sụt giảm.

Theo thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trung Quốc, trong những ngày 29/6 đến 3/7, chỉ số giá trung bình thịt lợn ở 16 tỉnh thành của nước này là 47,37 CNY (6,74 USD)/kg, tăng 3% so với tuần trước đó.

Kể từ đầu năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để đẩy mạnh nguồn cung thịt lợn, bao gồm xuất kho dự trữ thịt lợn đông lạnh và tăng nhập khẩu. Ngoài ra, để hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh, nước này còn tăng cường hỗ trợ tài chính, bao gồm trợ cấp và cho người nuôi lợn vay tiền để khuyến khích hoạt động chăn nuôi lợn.

Dầu hạt cải cao kỷ lục 3,5 năm

Giá dầu hạt cải tại Trung Quốc ngày 13/7 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng gần 3 năm rưỡi. Trước đó, giá đã tăng suốt 10/11 tuần, do nhập khẩu mặt hàng này giảm sút vì căng thẳng thương mại với Canada.

Trên sàn Trịnh Châu (Trung Quốc), dầu hạt cải phiên vừa qua giá tăng lên 7.957 CNY (1.137,53 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 2/2017. Giá tăng cao bất chấp nhu cầu mặt hàng này từ lĩnh vực thủy sản đang yếu đi, một phần do lũ lụt ở khắp các tỉnh miền nam Trung Quốc gần đây, ảnh hưởng tới các ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Cacada và Trung Quốc đã bị vướng vào một cuộc tranh chấp thương mại và chính trị kể từ khi giám đốc tài chính của công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei, bà Mạnh Vãn Chu, bị bắt tại Vancouver vào tháng 12/2018 theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ.

Dự trữ dầu hạt cải tại các nhà máy ở vùng duyên hải Trung Quốc tới đầu tháng 7/2020 đã giảm 70% so với một năm trước đó. Trong tương lai gần, dự báo nguồn cung mặt hàng này sẽ tiếp tục khan hiếm.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 14/7

Thị trường ngày 14/7: Giá vàng vượt 1.800 USD/ounce, đồng lập đỉnh 2 năm, quặng sắt cao nhất 1 năm - Ảnh 1.

Minh Quân

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên